Bàn thờ gia tiên ngày ăn hỏi: Chuẩn bị gì ngày trọng đại?

16 Tháng Chín, 2022 Tác giả: Huy Thông

Tóm tắt nội dung

Theo truyền thống người Việt, để thành vợ thành chồng với nhau cần qua các nghi lễ, đầu tiên là ngày ăn hỏi. Một trong những thủ tục quan trọng nhất của Lễ ăn hỏi là thắp hương với tổ tiên trước bàn thờ gia tiên: Kính báo với các bậc bề trên Dâu mới – Rể mới. Cần chuẩn bị gì trên bàn thờ gia tiên ngày này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có sự sắp xếp và chuẩn bị kỹ lưỡng nhất nhé.

Bàn thờ gia tiên ngày ăn hỏi

(Bàn thờ trong ngày lễ ăn hỏi theo phong tục người Việt)

1. Vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày ăn hỏi

Từ trước đến nay những dịp trọng đại như cưới hỏi, bàn thờ luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng. Điều này thể hiện lòng thành kính, sự trang trọng trong ngày quan trọng nhất dâu rể.

Tuy nhiên tuỳ theo phong tục vùng miền, nhưng với 1 lễ ăn hỏi truyền thống của người Bắc Việt thì những vật phẩm sau đây không thể thiếu.

Bàn thờ gia tiên ngày ăn hỏi

(Chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng từng vật phẩm kể cả trên bàn thờ tượng trưng trong đại lễ)

  • Trên bàn thờ lễ ăn hỏi phải có bát hương và lư hương

Hai vật phẩm quen thuộc và bắt buộc có mặt trên bàn thờ của mỗi gia đình. Trong ngày trọng đại như ăn hỏi, có không ít gia đình lập một bàn thờ tượng trưng. Dù vậy bàn thờ vẫn phải đầy đủ bát hương và lư hương

  •  Trên bàn thờ lễ ăn hỏi phải có nhang, đèn, nến

Khi tiến hành làm lễ, 3 vật phẩm này đóng vai trò quan trọng để buổi lễ được tiến hành thuận lợi. Cô dâu chú rể thắp nhang nên khấn tổ tiên ông bà hai bên. Thông báo có dâu mới, rể mới.

  • Trên bàn thờ lễ ăn hỏi phải có chữ hỷ và câu đối

Câu đối và chữ hỷ mang tới không gian ngày ăn hỏi thêm phần trang trọng, linh thiêng. Không chỉ vậy, nó còn tạo nên nét đẹp truyền thống, tính thẩm mỹ cho ngày vui trọng đại trong đời.

(Lựa chọn cặp lục bình gốm sứ nhỏ cắm hoa trên bàn thờ)

  • Trên bàn thờ lễ ăn hỏi phải có phải có hoa tươi

Hoa tươi thể hiện cho sự vui vẻ, tươi mới, mang nét đẹp trọn vẹn. Chính vì vậy, trên bàn thờ ăn hỏi sẽ có sự xuất hiện của một loại hoa như: Hoa hồng, hoa lay ơn, hoa cúc…

  • Trên bàn thờ lễ ăn hỏi phải có các lễ vật thờ cúng

Các vật lễ thờ cúng trên bàn thờ ngày ăn hỏi sẽ tùy thuộc vào từng vùng miền, địa phương. Nhập gia tùy tục, điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị vật lễ đầy đủ chu đáo. Một lòng bày tỏ thành kính với bề trên.

2. Một số nguyên tắc trong trang trí bàn thờ ăn hỏi

Bàn thờ gia tiên ngày ăn hỏi là nét đẹp văn hoá người Việt. Đây còn là cách con cháu thể hiện lòng thành kính, thông báo với tổ tiên thần linh trong gia đình khi có thành viên mới. Để thuận buồm xuôi gió hạnh phúc suốt đời, gia chủ cần nắm rõ các nguyên tắc cần tránh dưới đây.

(Nắm chắc các nguyên tắc khi trang trí bàn thờ ngày ăn hỏi – Mang điều may mắn đến Dâu mới, Rể mới)

  • Vật phẩm bày trí
  • Chọn hoa bàn thờ
  • Cách cắm hoa

Tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà bày trí bàn thờ hoành tráng hay đơn giản. Nhưng quý gia chủ không được bài trí quá sơ sài, có những thiếu sót không đáng có. Đặc biệt các vật phẩm nếu ở trên.

Chọn hoa bàn thờ ngày ăn hỏi ưu tiên màu sắc tươi tắn như hồng, vàng, đỏ. Nên tránh các loài hoa có màu trắng và tím, vì chúng mang đến không khí u buồn. Cân nhắc không nên dùng hoa lily trắng, hoa dâm bụt, cúc vạn thọ… mang ý nghĩa chia ly đau buồn.

Bàn thờ gia tiên ngày ăn hỏi

(Cách trang trí cắm hoa ngày ăn hỏi đặt trên bàn thờ gia tiên)

Bố trí 2 bình hoa đặt hai bên bàn thờ đối xứng. Số lượng hoa trong bình bằng nhau “có đôi có cặp”. Quan niệm xưa nay truyền tai nhau, hoa mỗi bình nên chọn số chắn, sẽ mang ý nghĩa may mắn “xứng đôi vừa lứa”.

3. Ý nghĩa của bàn thờ lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi của “cô dâu chú rể tương lai” là sự thông báo với hai bên họ hàng bạn bè. Buổi lễ quan trọng xác định mối quan hệ trong hôn nhân, tiến tới chính thức là vợ và chồng. Việc cử hành lễ gia tiên với ý nghĩa giúp cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ được hạnh phúc, cuộc sống hôn nhân thuận buồm xuôi gió và vô cùng viên mãn.

Đối với tổ tiên ông bà đã khuất, bàn thờ lễ ăn hỏi còn là thông báo với tổ tiên, dòng họ. Thể hiện sự kính hiếu, bày tỏ lòng biết ơn. Cầu mong tổ tiên chúc phúc, phù hộ cho cô dâu chú rể hạnh phúc, có một cuộc sống êm đềm.

Bàn thờ lễ ăn hỏi bên nhà gái còn mang ý nghĩa thể hiện lòng kính trọng biết ơn công nuôi dưỡng con, cháu gái họ trưởng thành. Và là dịp để nhà trai xin phép nhà gái gả con tiến đến bước thành vợ thành chồng.

Bàn thờ gia tiên ngày ăn hỏi

(Nghi thức cúng tổ tiên là rất quan trọng và có ý nghĩa ngày lễ ăn hỏi truyền thống)

Chính vì ý nghĩa đặc biệt đó, việc bài trí bàn thờ cho lễ ăn hỏi cần phải tuân theo những quy tắc riêng để trở nên trang trọng và đặc biệt nhất. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng bàn thờ gia tiên ngày ăn hỏi có giá trị không chỉ đối với tổ tiên mà còn giúp đám cưới sau này diễn ra suôn sẻ thuận lợi.

Những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị những gì cho bàn thờ gia tiên ngày ăn hỏi. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các đồ vật lễ trên bàn thờ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. 

GỐM BÁT TRÀNG Hải Phòng

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ