Những điều cần lưu ý về ban thờ gia tiên
"Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn" đây là những câu ca dao nhắc nhớ con người đất Việt về quê hương bản sứ.
Thờ cúng nói chung và thờ cúng tổ tiên nói riêng từ bao đời nay đã trở thành nét đẹp văn hóa trong tâm linh người Việt. Ban thờ gia tiên là nơi tưởng nhớ công ơn với người đã khuất, gửi gắm ước nguyện của người đang sống và giáo dục con cháu về hiếu đạo.
Dâng hương gia tiên
Một câu hỏi đã được rất nhiều khách hàng của Gốm Bát Tràng gửi về website: gombattrang.vn là ban thờ và cách thờ như thế nào? Cần có bao nhiêu bát hương trên ban thờ? Ý nghĩa của các món đồ thờ trên ban thờ? sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Vị trí đặt ban thờ gia tiên trong nhà
Nguyên tắc chung
"Tả cầu tài - hữu bản mệnh" đã được nhiều gia đình áp dụng và thực hiện. Nghĩa là đặt ban thờ bên trái để cầu tài, đặt ban thờ bên phải để thờ bản mệnh. Hiểu rộng ra nghĩa là tín chủ thờ đức Thần Tài thì nên đặt ban thờ bên trái tính theo hướng ngôi nhà.
Hoặc đặt ban thờ gia tiên tại vị trí chính giữa của ngôi nhà, là trung tâm của các luồng khí trong nhà, là nơi ông bà tổ tiên có thể theo dõi, quan sát con cháu, phù hộ độ trì những điều tốt đẹp cho con cháu đời sau.
Những điều cần lưu ý khi đặt ban thờ gia tiên trong nhà
- "Lộ thiên cơ" tức là phía trên, phía sau ban thờ có cửa sổ hoặc cửa chính hoặc trên nóc ban thờ có giếng trời hút gió
- Tránh các vật nặng nề như đầu xà nhà hay các vật sắc nhọn như: góc tủ, góc cánh cửa chọc thẳng vào mặt ban thờ hoặc đầu hồi của nhà hàng xóm.
- Gần những nơi ô uế như buồng tắm, nhà vệ sinh, giường ngủ vợ chồng trẻ...
- Tầng dưới đặt ban thờ, tầng trên đặt bếp hoặc phòng ngủ hay nhà vệ sinh.
Kích thước ban thờ gia tiên
Ban thờ thường làm bằng gỗ sạch nguyên tấm. Chất liệu sử dụng làm ban thờ là gỗ mít hoặc gỗ vàng tâm... Thường được dựa theo kích thước của Thước Lỗ Ban theo các cung như sinh khí, diên niên; tránh xa các cung như họa hại, ngũ quỷ, lục sát...
Thước lỗ ban phong thủy
Đồ vật trên ban thờ
Bát hương
Bát hương được hình dung như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về. Trong bát hương nên dùng tro sạch đốt từ rơm rạ thơm phủ đầy lòng bát hương. Quan trọng nhất bát hương là Cốt bát hương. Cốt bát hương thường gồm 1 túi giấy nhỏ có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất và những câu thần chú kèm chỉ ngũ sắc, giống như sổ đỏ của người trần giới.
Cây vàng khối
Là vàng mã đủ 5 màu dành cho ban gia tiên. Nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận và đặt bên trái bát hương (tính theo hướng ban thờ) phải cao hơn bên phải.
Lộc bình
Thường để cắm hoa vào mùng 1 và ngày rằm. Ngày thường lộc bình thường được để không. Lọ lộc bình thường được đặt bên trái - hướng đông theo quan niệm: Đông bình Tây quả
Gía nến
Thường bằng gỗ, đồng hoặc gốm sứ
Kỷ nước
Nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp hương
Lọ đựng hương
Hãy chọn loại bằng gốm sứ và đặt bên phải ban thờ
Tùy theo kinh tế của gia chủ sẽ có thêm những vật thờ khác nhau nhưng nhất thiết phải đảm bảo 5 yếu tố ngũ hành là: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
- Kim: Là kim loại có trong đất làm nên bộ đồ thờ
- Mộc: Là ban thờ, sen gỗ, ngai hoặc giá nến
- Thủy: Là nậm rượu, chai nước, chén nước thờ
- Hỏa: Là ngọn đèn dầu hoặc nến thờ trên ban thờ, là hương khi thắp hương khẩn cầu
- Thổ: Là bát hương làm từ đất sét nung lên
Tài liệu tham khảo:
"Thông thư gia bảo" của chi họ Nguyễn Chính Tộc - hương thôn Trà Khê - Phủ Xuân Trường - tỉnh Nam Định