Rằm tháng 7: Vu Lan và Lễ Xá tội vong nhân có phải là một?

19 Tháng Mười, 2022 Tác giả: Huy Thông

Tóm tắt nội dung

Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân vào rằm tháng 7 liệu có phải là một? Chắc chắn vẫn còn rất nhiều người vẫn còn thắc mắc điều này, vậy hôm nay hãy cùng Gốm Bát Tràng tìm hiểu sự thật nhé!

1. Nguồn gốc. ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

1.1. Nguồn gốc của ngày Vu Lan báo hiếu

Vu Lan báo hiếu là một ngày lễ được xuất phát từ câu chuyện cảm động của Bồ tát Mục Kiền Liên – một trong mười vị đệ tử của Đức Phật báo hiếu cứu mẹ khỏi kiếp Ngạ quỷ được ghi chép đầy đủ trong kinh Vu Lan Bồn.

Tuy có người con là Bồ tát chuyển thế nhưng bà Thanh Đề tức mẹ của Mục Kiền Liên lại phạm một tội ác tày trời đó là lừa các sư ăn bánh bao nhân thịt chó. Bà bị Đức Phật đày xuống làm kiệp Ngạ quỷ, đời đời kiếp kiếp phải chịu đói khát, khi xin được cơm ăn, lúc đưa lên miệng tất cả đều bốc cháy hết.

Lễ xá tội vong nhân và Vu Lan báo hiếu có phải là một

Hình ảnh Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ 

Bồ tát Mục Kiền Liên lúc ấy nhìn thấy mẹ mình bị như vậy đau lòng quá bèn tìm đủ mọi cách cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Tuy nhiên ông dùng đủ mọi loại phép thuật cũng không thể cứu được mẹ mình khỏi cơn đói khát hành hạ. Bất lực ông tìm đến Đức Phật khóc lóc, van xin, thương tình Đức Phật mới nói với Mục Kiền Liên rằng: “Ngươi tuy thần thông quảng đại nhưng vẫn không đủ sức cứu mẹ mình, vậy hãy nhờ đến sức mạnh của chúng sinh. Đến rằm tháng 7 hãy dọn 100 món ăn ngon, cùng các chư tăng tụng kinh, cầu siêu để bà được siêu thoát”

Lễ xá tội vong nhân và Vu Lan báo hiếu có phải là một

Khoảnh khắc Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật giải thoát mẹ mình

Sau khi đại lễ Vu Lan diễn ra, bà Thanh Đề được giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, từ đó qui y cửa Phật và tránh hoàn toàn khỏi việc sân si với sự đời.

Từ đó trở đi cứ vào rằm tháng 7 được coi là đại lễ Vu Lan báo hiếu dành cho con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc xuất phát từ đạo Phật Bắc Tông tức Phật giáo Đại Thừa, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhiều năm trước phát triển trong miền Nam Việt Nam và phát triển rất mạnh tại miền Bắc trong những năm gần đây.

1.2. Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan nhắc nhớ mỗi con người trong chúng ta phải biết tưởng nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ và các bậc cao nhân, tiền tổ.

Lễ xá tội vong nhân và Vu Lan báo hiếu có phải là một

Lễ Vu Lan là một trong ngày lễ quan trọng trong nhà Phật

Lễ Vu Lan còn khiến chúng ta nhận ra phải luôn làm tròn bổn phận của người làm con, phại phụng dưỡng cha mẹ, làm những chuyện hiếu nghĩa để tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của Đấng sinh thành.

Ngày nay lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ của riêng Đạo Phật mà đã trở thành một lễ hội văn hóa đầy tính nhân văn và tình người.

1.3. Những việc mà người ta làm vào ngày lễ Vu Lan

Trong Lễ Vu Lan có một phong tục vô cùng đặc biệt. Với những ai còn cha mẹ thì mang một bông hoa hồng đỏ trước ngực, đi chùa làm lễ cầu an, cùng quỳ xuống rửa chân cho Đấng sinh thành. Những ai không còn mẹ sẽ đeo một bông hồng trắng trước ngực, đi chùa làm lễ cầu siêu.

Lễ xá tội vong nhân và Vu Lan báo hiếu có phải là một

Những người còn cha mẹ sẽ cài trên ngực một bông hoa đỏ

Ngoài ra người ta còn dành tặng cho Đấng sinh thành những món quà ý nghĩa với mong muốn cầu bình an, chúc cha mẹ sống thọ, hạnh phúc.

2. Rằm tháng 7 – Lễ Xá tội vong nhân

2.1. Nguồn gốc lễ Xá tội vong nhân – Rằm tháng 7

Khác với lễ Vu Lan thì ngày lễ Xá tội vong nhân được nhiều người cho rằng bắt nguồn từ Đạo giáo và phong tục tín ngưỡng dân gian.

Theo phong tục của người Việt thì họ tin rằng vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là thời điểm Diêm Vương mở Quỷ Môn Quan – cửa địa ngục để những linh hồn có thể về lại dương thế.

Do đó những người còn sống phải chuẩn bị cúng cháo, gạo, muối, tiền vàng, quần áo… để tránh khỏi việc những vong linh này không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Ngày lễ Xá tội vong nhân – rằm tháng 7 là một ngày lễ thuần Việt, có nguồn gốc từ Việt Nam và là một trong những nét đẹp dân gian đang được bảo tồn và phát huy.

2.2. Ý nghĩa của ngày lễ Xá tội vong nhân – Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là dịp để những người có điều kiện tốt hơn có thể bố thí, làm việc thiện, làm Phúc – tích Đức cho bản thân và con cháu.

Ngoài ra đây cũng là dịp tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ, tổ tiên hay những người thân đã mất.

2.3. Những việc người ta hay làm vào lễ Xá tội vong nhân – Rằm tháng 7

Trong rằm tháng 7 người ta có rất nhiều điều kiêng kị, đặc biệt là giới buôn bán. Nhiều người kinh doanh cho rằng cần kiêng kị việc kí hợp đồng, mua bán các loại vào tháng 7 âm lịch.

Vào ngày rằm tháng 7 người ta sẽ thực hiện làm hai mâm cỗ cúng, một mâm cúng cô hồn ngoài trời gọi là cúng Thí thực cô hồn. Hai là mâm cúng gia tiên ở trong nhà và người trong gia đình sẽ cùng quây quần bên mâm cơm ấy. Ngoài ra một số nơi còn dâng mâm đồ chay lên bàn thờ Phật.

Lễ xá tội vong nhân và Vu Lan báo hiếu có phải là một

Người ta cũng hay cúng phóng sinh vào ngày Xá tội vong nhân

Khi cúng xong mâm cúng ngoài trời còn có một phong tục nữa gọi là Giật cô hồn. Giật cô hồn là việc những người xung quanh sẽ tiến hành tranh cướp mâm cỗ cúng ngoài trời. Đây không phải là một việc xấu thậm chí còn là một phong tục dân gian. Khi mâm cúng ngoài trời càng nhiều người cướp, cướp càng sạch thì người ta tin rằng gia chủ sẽ xua tan hết vận xui và đem lại sự may mắn.

Lễ xá tội vong nhân và Vu Lan báo hiếu có phải là một

Mâm cúng thí thực cô hồn ngoài trời nhân dịp Xá tội vong nhân

Ngoài ra vào dịp Rằm tháng 7 – Xá tội vong nhân những người giàu cũng thường đi làm việc từ thiện, bố thí cho những người hành khất, ăn xin hay giúp đỡ những người có hoàn cảnh không tốt bằng mình. Đó chính là nét đẹp nhân văn của ngày lễ đậm chất văn hóa dân tộc Việt.

Xem thêm: Giật cô hồn là gì? Những sự thật thú vị xung quanh tục Giật cô hồn tại Việt Nam

3. Lễ Vu Lan và Xá tội vong nhân có phải là một không?

Vì tổ chức cùng một ngày và có ý nghĩa nhân văn như nhau nên hai ngày lễ này tại Việt Nam thường bị nhâm tưởng là một. Nhưng nếu xét về nguồn gốc, ý nghĩa và những việc mà người ta sẽ làm trong hai dịp lễ này thì chúng ta có thể thấy đây là hai ngày lễ hoàn toàn khác nhau.

Lễ xá tội vong nhân và Vu Lan báo hiếu có phải là một

Cả 2 đều là ngày lễ quan trọng của người Việt Nam

Tuy nhiên không thể phủ nhận hai ngày lễ này thực sự có chút liên hệ với nhau. Và cho dù là một hay không thì đây cũng là những ngày lễ tâm linh quan trọng của người dân Việt Nam với nhiều ý nghĩa về tính nhân văn, ẩn chứa những việc làm tốt, đạo lí làm người.

Những phong tục và ý nghĩa tốt đẹp của ngày lễ Vu Lan và Xá Tội Vong Nhân đều cần được khôi phục và phổ biến rộng rãi.

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ