Bát sâm Sen men lam có cấu tạo gồm đĩa, thân và nắp bát. Đây là vật phẩm đồ thờ quan trọng không thể thiếu trên ban thờ gia tiên hay từ đường dòng họ.
1. Nguyên liệu chế tác đặc biệt của bát sâm Sen men lam
Nguyên liệu để chế tác nên bát sâm Sen men lam là từ nguồn đất sét cao lanh Đông Triều. Đây là một trong những vùng đất linh thiêng thờ Đức Thánh Trần. Nước để tạo làm nên sản phẩm là nước phù sa sông Hồng.
Sông Hồng là con sông lớn bao bọc lấy kinh thành Thăng Long, mang giá trị lịch sử nhất định. Đất sét cao lanh kết hợp cùng nước phù sa sông Hồng sẽ tạo nên cốt gốm dày dặn và bền chắc.
2. Quy trình chế tác kì công của bát sâm Sen men lam
Bát sâm sen men lam được nung ở nhiệt độ 1350 độ C. Từ đó, các tạp chất và kim loại nặng trong sản phẩm sẽ được loại bỏ. Sản phẩm sau khi nung có màu trắng đẹp mắt.
Sau khi nung, người nghệ nhân sẽ sử dụng bút lông để vẽ họa tiết lên bề mặt gốm. Tất cả các công đoạn đều được người nghệ nhân chế tác hoàn toàn thủ công.
Cuối cùng, sản phẩm sẽ được tráng một lớp men thủy tinh. Lớp men này giúp vật phẩm có màu sáng phổ xanh tinh tế. Đây cũng là một trong những công đoạn quan trọng nhất để tạo nên vẻ đẹp của bát sâm Sen men lam.
2.1. Dòng men lam cổ tại làng Bát Tràng
Men lam là dòng men ra đời từ thế kỉ XIV. Đây có thể xem là dòng men cổ nhất tại làng nghề Bát Tràng. Màu sắc chủ đạo của dòng men này là màu xanh lam, mang hơi thở của văn hóa truyền thống.
Kết hợp cùng sắc xanh men lam là kĩ thuật vẽ bằng bút lông điêu luyện. Mỗi họa tiết, hoa văn đều được người nghệ nhân khắc họa hoàn toàn thủ công.
2.2. Bát sâm là gì?
Bát sâm hay còn được gọi là bát nắp, thường được sử dụng vào ngày rằm hay lễ Tết. Bát sâm được sử dụng để đựng trà. Bát sâm đựng trà kết hợp cùng mâm cơm cúng, tạo nên sự đủ đầy, thể hiện lòng thành kính với tiền nhân.
Bên cạnh đó, bát sâm cũng có thể đựng muối, gạo, nước, dâng kính lên ban thờ gia tiên, ban thờ Thần Tài,…
Cùng với đó, bát sâm là biểu tượng của linh khí trời đất, là sự trong sạch và thuần khiết. Sự thanh cao đó tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bàn tổ tiên cùng mong ước đủ đầy và mong cầu những điều tốt đẹp.
3. Ý nghĩa biểu tượng hoa Sen trên bát sâm Sen men lam
Bát sâm Sen men lam có cấu tạo gốm đĩa, thân bát và nắp. Trên thân vật phẩm đều được vẽ họa tiết hoa Sen. Sen là một trong những biểu tượng cao quý của nhà Phật. Đây là loại hoa của sự trong sạch, thuần khiết. Bát sâm với họa tiết hoa Sen thể hiện được sự thanh cao cũng như trang nghiêm cho không gian thờ cúng.
Đồng thời vật phẩm còn thể hiện được lòng thành kính của con cháu hậu thế với ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó, hoa Sen còn là câu chuyện về “Nhân quả đồng hành”, răn dạy con cháu phải luôn sống lương thiện và tích đức.
Bát sâm Sen men lam kết hợp cùng những vật phẩm khác trên ban thờ tạo nên không gian thờ cúng trang nghiêm và ấm cúng. Đồng thời tạo nên sự đầy đủ trong Ngũ Hành, giúp gia tăng vượng khí cho gia chủ.
4. Cách bài trí bát sâm Sen men lam
Việc bài trí bát sâm Sen men lam và các vật phẩm thờ sẽ phụ thuộc vào yếu tố của từng địa phương và vùng miền. Thông thường, bát sâm sẽ được đặt ở vị trí trước bát hương và dưới kỷ chén thờ. Cũng có một số nơi đặt bát sâm theo hàng dọc hay bên trái của ban thờ.
Qúy khách hàng có nhu cầu mua bát sâm Sen men lam có thể truy cập trang web gombattrang.vn hoặc thăm quan trực tiếp tại hai showroom 266D Trần Nguyên Hãn – Lê Chân hay 396 Lạch Tray – Ngô Quyền.
THÔNG TIN CHI TIẾT: GỐM BÁT TRÀNG
- Hotline: 0982 118 885
- Showroom 1: 266D Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng
- Showroom 2: 396 Lạch Tray – Hải Phòng
- Facebook: Gốm Bát Tràng
- Website: Gombattrang.vn
Review Bát Sâm Sen Men Lam
Chưa có đánh giá nào.