Tập tục dâng hương trong văn hóa tâm linh của người Việt

16 Tháng Chín, 2022 Tác giả: Huy Thông

Tóm tắt nội dung

Trải qua bao thăng trầm biến động của lịch sử, việc thờ cúng ngày càng trở nên chuẩn hóa theo quy củ, trật tự riêng. Dâng hương là tập quán trong mỗi dịp lễ của người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về văn hóa hương, tục dâng hương và nghi thức dâng hương.

Tập tục dâng hương của người Việt

(Dâng hương trong tâm linh người Việt)

Văn hóa hương trong tâm linh người Việt

Từ bao giờ con người biết đến đốt hương?

  • Theo lịch sử ghi lại, việc đốt hương xuất hiện ở Ấn Độ cách đây khoảng 5700 năm. 
  • Năm 618, vào đời nhà Tần có một vị Tăng đem hương trầm qua Trung Quốc, từ đó hình thức đốt hương được phát triển manh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó phổ biến đến khắp các nước láng giềng.
  • Tại Nhật Bản, hình thức đốt hương nhanh chóng được phổ biến và được sáng tạo thêm nhiều cách đốt hương, sản phẩm quen thuộc là trầm hương hình tròn đầu nhọn vào thế kỉ XVII.
  • Ngày nay, đốt hương hay các hoạt động dâng hương trở thành họa động không thể thiếu trong các dịp lễ hội như Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, ngày Tết đầu năm, Phật đản… và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, tân gia… dùng để cúng những vị như Phật Bà Quan Âm, Tam Tiên Ông, Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Đại, ông bà tổ tiên…

Dâng hương là gì?

  • “Dâng” có nghĩa là đưa lên một cách cung kính. 
  • “Hương” là hương thơm, thông thường là một vật dùng để đốt lên để cúng các đấng linh thiêng.

Khi đốt hương, không khí trở nên thanh tịnh, ấm áp và trang nghiêm. Đồng thời, người Việt quan niệm rằng thắp hương là để khẩn thiết cúi đầu mong tấm lòng thành kính của mình sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng.

Ý nghĩa của văn hóa dâng hương?

Tập tục dâng hương của người Việt

(Dâng hương trong văn hóa người Việt)

Nén hương từ bao đời nay đã đi vào đời sống, văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng, người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng đều tin rằng có một sự kết nối vô hình giữa hai thế giới. Nén hương được thắp lên như một nhịp cầu vô hình giữa người sống và người đã khuất, giữa con người và chư vị thần linh.

  • Hương dùng thắp lên ban thờ tiên tổ, thần linh. 
  • Hương trong các ngày lễ chùa đầu năm mong cầu năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh…

Nén hương cũng mang một ý nghĩa khác là nhắc nhớ con người về sự vô thường. Vô thường nghĩa là không vĩnh viễn, cho nên lúc nén hương tắt cũng tượng trưng cho đời người tắt cháy, ngắn ngủi vô thường như nén hương… Tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trôi qua, uổng phí tháng ngày. Trân trọng hiện tại chính là trân trọng quá khứ, tương lai.

Nghi thức dâng hương của người Việt

Dâng hương nên thắp mấy nén?

Thông thường, người Việt Nam sẽ chọn các con số lẻ (1,3,5,7,9) lúc dâng hương. Một cách khác là đốt cả năm hương chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số.

Tập tục dâng hương của người Việt

(Nghi thức dâng hương tại Đền Vua Hùng)

Số 3 trong 3 nén hương đại diện cho:

  • Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng)
  • Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới)
  • Tam thời (Qúa khứ – Hiện tại – Vị lai)
  • Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ)

Ý nghĩa của tục dâng hương với nhà Phật 

Trong các nghi lễ Phật giáo, có 6 lễ vật dâng cúng quan trọng

  • Hương
  • Hoa (Bông )
  • Đăng (Đèn )
  • Trà
  • Qủa (Trái)
  • Thực (Thức ăn)

Lòng thành thường được thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiệc linh đình. Theo quan niệm nhà Phật, lễ vật dâng cúng chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt và nước trong là đủ. 

Phật không phải trên ban thờ, là những pho tượng lớn được đặt trong chùa mà trong tâm của tất cả mọi người. Nếu nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên thì tâm thức mỗi người là nơi để thắp lên Tâm hương – hương từ trong tâm. 

Tập tục dâng hương của người Việt

(Dâng hương và khấn xin trước ban thờ của người Việt)

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” – Đây là câu nói quen thuộc của ông bà, cha mẹ Việt Nam mỗi khi nhắc chuyện thờ cúng. 

Việc thờ cúng là cách để gia chủ thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên, chư vị thần linh và gửi gắm ước muốn về cuộc sống hạnh phúc, yên bình và dư dả. Vì thế, mỗi lần dâng hương trước ban thờ, hãy dâng hương bằng tấm lòng thành kính, giữ tâm thái chính niệm. Nén hương cần được cắm bằng hai tay, cắm cho ngay thẳng tượng trưng cho cách sống của một chính bản thân, để lưu lại tiếng thơm với đời tỏa khắp nơi.

Tài liệu tham khảo

“Tìm hiểu Phong tục Thờ cúng của Người Việt Ứng dụng trong cuộc sống & kinh doanh” của NXB Lao Động.

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ