Thờ gia tiên là gì? Có chắc là bạn đã tỏ tường?

16 Tháng Chín, 2022 Tác giả: Huy Thông

Tóm tắt nội dung

Hầu hết mỗi gia đình Việt dù là ở nông thôn, phố thị hay thậm chí ở nước ngoài, đều có một bàn thờ gia tiên tại nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được hết ý nghĩa của những phong tục thiêng liêng này hoặc vẫn còn nhiều thắc mắc chưa được tỏ tường!

Thờ gia tiên là gì

Thờ cúng gia tiên là một nét đẹp được giữ gìn nghìn đời

1. Thờ cúng tổ tiên – Nguồn gốc của Nét đẹp cần được gìn giữ 

Tục thờ cúng gia tiên là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái thể hiện tấm lòng thành kính, truyền thống uống nước nhớ nguồn của con người Việt Nam đối với tổ tiên, dòng họ.

Xuất phát từ niềm tin, chết chưa phải là hết, dương sao thì âm vậy. Bởi mới có câu “sống khôn thác thiên” với ý chỉ những người đã đã khuất, dẫu thân xác có tan biến thì linh hồn vẫn bất diệt, vẫn còn tại thế gian, ngự yên trên bàn thờ, theo dõi, độ trì, che chở cho người thân, con cháu. 

Vì vậy cho nên việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ trở thành nguyên tắc đạo đức luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Dù là nghèo khổ hay giàu sang, dù là nông thôn hay thành thị, mỗi gia đình đều có một bàn thờ gia tiên trang nghiêm và thành kính.

Thờ gia tiên là gì

Thờ cúng gia tiên là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt

Ngay nay, trải qua bao thăng trầm lịch sử, sự luân chuyển của thời gian có thay đổi phong cách sống của đời sống con người đến đâu thì truyền thống thờ cúng gia tiên vẫn luôn được giữ gìn và truyền thừa cho từng lớp thế hệ đời sau.

Sự tốt đẹp đó trở thành nền tảng vững chắc, hướng con người nhớ đến tổ tông, công lao của đấng sinh thành, người sống phải biết trước biết sau, biết dòng biết họ. 

Nên cho dù, ai đang xa quê, xa mảnh đất chôn rau cắt rốn, xa cội nguồn sinh dưỡng, thì vẫn có một bàn thờ gia tiên, để tưởng nhớ công ơn, để giữ gìn bản sắc. 

2. Các hoạt động trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (gia tiên) 

Như đã nói, tục thờ cúng gia tiên bắt nguồn từ niềm tin hương linh người đã khuất vẫn còn hiện hữu tại thế gian, luôn đi theo độ trì cho người ở trần gian. Bởi vậy mà người dù đã khuất thì vẫn sẽ gắn liền với các sự kiện quan trọng trong cuộc sống của gia đình thường ngày như ma chay, giỗ chạp, cưới xin, lễ tết….

2.1. Hoạt động tín ngưỡng gia tiên ngày giỗ chạp

Giỗ chạp là ngày kỷ niệm của người đã khuất đi vào cõi vĩnh hằng, được tính theo âm lịch hàng năm. 

Vào ngày này, con cháu khắp nơi sẽ trở về thắp hương hành lễ “vấn tổ tầm tông”. Mỗi gia đình sẽ nấu mâm cơm phong phú cúng giỗ, dâng hương, làm lễ tưởng nhớ tổ tiên.

Thờ gia tiên là gì

Bàn thờ gia tiên ngày giỗ chạp

Trên bàn thờ sẽ có đầy đủ hương, hoa, trà, quả…con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính. 

Trưởng nam hoặc trưởng nữ sẽ làm lễ, kính thỉnh ông bà, tổ tiên trở về dùng lễ, phù hộ, độ trì, che chở, dẫn đặt con cháu khỏe mạnh, bình an.

2.2. Hoạt động tín ngưỡng gia tiên ngày lễ tết

Lễ Tết được xem là một trong những phong tục cổ truyền quan trọng của người Việt. Cho nên, thờ cúng tổ tiên trong 3 ngày xuân là việc cần thiết phải làm. 

Những ngày cuối năm, bàn thờ gia tiên sẽ được con cháu dọn rửa bằng nước thơm, trà rượu. Sau đó, chuẩn bị bày biện tươm tất trên bàn thờ để thỉnh gia tiên về đón năm mới.

Thờ gia tiên là gì

Bàn thờ gia tiên ngày tết Nguyên Đán

Bánh mứt, trà rượu, mâm ngũ quả, nhang thơm, kẹo tết…sẽ lần lượt được sắp xếp, trang trí theo một nguyên tắc nhất định, sao cho trang nghiêm và chỉn chu nhất. 

Riêng việc cúng chay hay cúng mặn có thể tùy theo truyền thống và quan niệm của mỗi gia đình. Tuy nhiên, hầu hết sẽ cúng chay vào mùng 1 tết để tránh nghiệp sát sinh, duy trì sự thanh tịnh của bàn thờ. 

Lưu ý, tất cả các đồ vật thờ cúng ngày tết đều phải chứa đựng ngụ ý may mắn, tốt lành, mong cầu cả năm may mắn, hạn chế đại kỵ, xui rủi. 

2.3. Hoạt động tín ngưỡng gia tiên ngày cưới

Ngày cưới gia đình Việt luôn có nhiều phong tục và lễ nghi đi kèm. Vào ngày cưới, còn có sự góp mặt của dòng họ hai bên cùng các quan khách đến tham dự. 

Thờ gia tiên là gì

Bàn thờ gia tiên ngày cưới 

Bàn thờ gia tiên ngày cưới sẽ được trang trí gồm:

  • Một lư hương. 
  • Hai đèn cầy.
  • Bình hoa tươi như: hoa hồng, lay ơn, lan, huệ, sen…
  • Trái cây ngũ quả: táo, nho, thanh long, mãng cầu, xoài, cặp long phụng trái cây…
  • Bộ tam sự, ngũ sự tạo không khí trang nghiêm, hợp ngũ hành phong thủy.
  • Chữ hỷ, câu đối với ngụ ý hạnh phúc, viên mãn.
  • Ba ly nước, ba ly rượu…

Vào đúng giờ lành, gia đình dòng họ đại diện sẽ đứng trước bàn thờ trang nghiêm cử hành hôn lễ với các hủ tục, nghi thức trước mặt ông bà, cha mẹ…Họ thắp nhang, khấn vái trước bàn thờ gia tiên để xin phép, báo cáo mình đã thành gia lập thất.

Việc dâng lễ này mang ý nghĩa tôn trọng người đã khuất, đấng sinh thành, cũng như cầu nguyện bề trên ban phước lành, hạnh phúc, ấm no, sinh con đẻ cái thuận lợi. 

Bàn thờ gia tiên là văn hóa truyền thống tốt đẹp, nhờ đó mà người Việt hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc của cội của nguồn, có quá khứ mới có hiện tại và tương lai.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mọi người hiểu rõ hơn bàn thờ gia tiên là gì, để từ đó tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp đó qua ngàn đời sau. 

GỐM BÁT TRÀNG Hải Phòng

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ