Bàn thờ gia tiên Miền Bắc truyền thống đầy đủ gồm những gì?

16 Tháng Chín, 2022 Tác giả: Huy Thông

Ngày nay, vì nhiều lý do mà một số thủ tục thờ cúng, một số vật dụng thờ cúng đã bị giản lược bớt trong phong tục thờ cúng gia tiên trong gia đình Miền Bắc..

Bàn thờ gia tiên miền Bắc

Trang trí bàn thờ gia tiên miền Bắc trang nghiêm

1. Nhất quyết phải có từ 3 – 5 bát hương và các vật dụng sau

Theo quan niệm truyền thống, một bàn thờ gia tiên sẽ thờ các vị trí sau: 

  • Thờ Phật: Phật được xem là đấng tối cao trong văn hóa tâm linh thờ phụng. Mỗi gia đình thường thờ Phật ở vị trí cao nhất để ngưỡng vọng thành kính, thành niệm đối với ân đức của đức Phật. Khi dâng lễ phải cúng hoa quả tươi, thức ăn chay, tuyệt đối không cúng mặn và giấy tiền vàng bạc.
  • Thờ thần linh: Thần linh là các vị thần cai quản đất đai, nhà cửa gồm: Thần Tài, Thổ Địa, Thổ Công, Thần Đất, Thổ Kỳ…Nhiều nhà thờ thần linh để cầu mong nhận được nhiều tài lộc, công việc làm ăn, kinh doanh phát đạt, gia đạo bình yên, không bị tà khí gây ảnh hưởng. Bàn thờ thần linh có thể đặt thờ chung cùng bàn thờ gia tiên. Nếu bàn thờ có 3 bát hương, bát hương ở giữa phải đặt cao hơn 2 bát hương còn lại. 
  • Thờ Ông bà, tổ tiên:Ông bà, tổ tiên, cửu huyền thất tổ, là những người có thứ bậc cao trong gia đình qua nhiều thế hệ. Bàn thờ gia tiên có thể thờ nhiều bài vị và không phân chia bên nội, bên ngoại. Bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa tưởng nhớ, hiếu thuận, là nơi để con cháu gửi gắm tình cảm và hướng về cội nguồn ông cha, những người đã sinh thành và dưỡng dục con cháu đời sau. 
  • Thờ Bà Cô – Ông Mãnh: Bà Cô, Ông Mãnh là những linh hồn chết trẻ trong gia đình có căn cơ tu tập đạo Phật. Ông Mãnh, Bà Cô vô cùng linh thiêng, luôn phù hộ độ trì, che chở các thành viên trong gia đình bình an, công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió…Bài vị của Bà Cô – Ông Mãnh thường đặt dưới thấp hơn bài vị gia tiên. Có thể lập bàn thờ riêng kế cạnh bàn thờ ông bà, tổ tiên. Bát hương của Bà Cô – Ông Mãnh cũng có thể dùng chung một bát hương hoặc thờ riêng mỗi linh hồn một bát hương. 

Như vậy, một bàn thờ gia tiên truyền thống của người miền Bắc cần những đồ thờ sau:

  • Khám thờ – Ngai thờ
  • Ảnh thờ
  • Bát hương
  • Đèn dầu hoặc chân nến
  • Lọ hoa – Mâm quả
  • Bộ tam sự, ngũ sự
  • Ba chén nước
  • Hoành phi
  • Câu đối

2. Sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên Miền Bắc

Hầu hết mỗi gia đình đều có cách bày trí khác nhau. Nhưng tổng thể vẫn theo một nguyên tắc nhất định để tránh phạm phải đại kỵ của tập tục thờ cúng thiêng liêng. 

Gia chủ có thể tham khảo sơ đồ sắp xếp sau đây để bày trí bàn thờ gia tiên trong gia đình. 

Bàn thờ gia tiên miền Bắc

Sơ đồ bố trí bàn thờ gia tiên nhiều thế hệ

  • Khảm thờ – ngai thờ: Người Bắc có truyền thống lưu giữ gia phả nhiều đời, vì vậy khảm thở là vật phẩm quan trọng trên bàn thờ, được đặt sát tường dùng để đặt bài vị tổ tiên. Khám thờ thường làm bằng gỗ có trang trí hoa văn họa tiết cầu kỳ, mang cảm giác trang nghiêm
  • Bát hương: Bàn thờ gia tiên đầy đủ tốt nhất hường có 3 – 5 bát hương. Trong đó:
  • 3 bát hương: tượng trưng cho 3 ngôi thứ thần linh – gia tiên – bà cô, ông mãnh. Bát hương ở giữa to nhất dùng để thờ thần linh, đặt cao nhất. Hai bát hương còn lại thờ gia tiên và bà cô ông mãnh. Khi thỉnh tất cả chư vị về nhà, 3 người sẽ ngự vào 3 bát hương khác nhau mà không xảy ra tình trạng chồng chéo, cùng ngự chung một bát hương.

Bàn thờ 3 bát hương

  • 5 bát hương: bát hương ở giữa thờ thần linh, thổ công – 2 bát hương thờ tổ tiên bên nội – 2 bát hương thờ tổ tiên bên ngoại. Bàn thờ có 5 bát hương vừa hợp phong thủy, vừa bày tỏ lòng thành kính với gia tiên, thần linh.
  • Chóe thờ: Chóe thờ là một chiếc hũ có hình dạng mô phỏng lại chiếc chum đựng gạo ngày xưa trong các gia đình, có thể dùng chóe thờ để đựng muối, gạo 2 bên. Chóe thờ còn có tác dụng phong thủy, thu hút thêm may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Bàn thờ gia tiên miền Bắc

Chóe thờ 

  • Bộ chén nước (kỷ nước): Dùng để đựng rượu hoặc nước thờ hằng ngày. Tùy theo không gian và diện tích có thể chọn một trong 2 loại kỷ nước sau đây:
  • Kỷ nước 3 ly: thường dùng trên bàn thờ thần linh, gia tiên, bà cô ông mãnh, bàn thờ có không gian nhỏ hẹp. Ly nước ở giữa dâng thần linh, 2 ly 2 bên lần lượt dâng gia tiên và bà cô ông mãnh.
  • Kỷ nước 5 ly: dùng trên bàn thờ Phật. Đại diện 5 yếu tố Ngũ hành. 3 chén ở giữa dâng thần Phật, 2 chén ngoài cùng dân gia tiên, bà cô ông mãnh. 
  • Bộ tam sự hoặc ngũ sự: Mang ý nghĩa kết nối hai thế giới âm dương. Mang lại sự ấm cúng, trang nghiêm cho không gian thờ phụng.
  • Bộ tam sự: gồm lư hương (đỉnh thờ), 2 chân nến hoặc 2 hạc thờ.
  • Bộ ngũ sự: gồm lư hương, 2 chân nến và 2 hạc trên lưng rùa.

Bộ đồ thờ cúng ngũ sự

  • Đèn dầu thờ cúng: Đèn dầu, nến…mang ý nghĩa kết nối sợi dây tâm linh giữa 2 thế giới, đồng thời tạo không khí ấm cúng, thanh tịnh cho không gian thờ cúng. 
  • Bình hoa – Mâm ngũ quả: Dâng lễ vào các dịp rằm, mùng 1, lễ tết…Người ta thường đặt bình hoa bên trái, mâm ngũ quả ở phía trước bát hương, phía trên cùng của bàn thờ.
  • Ảnh thờ: Đặt phía trong cùng của bàn thờ, theo nguyên tắc nam tả nữ hữu. 
  • Hoành phi – Câu đối: Trang trí bàn thờ thêm nổi bật, đẹp mắt. Tuy nhiên 2 vật phẩm này không bắt buộc. 

Bàn thờ gia tiên miền Bắc

Hoành phi – Câu đối trang trí bàn thờ

Có thể nói, tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu phụng thờ của mỗi gia đình đối với chư vị thần linh, ông bà tổ tiên, mà mỗi người sẽ có cách bài trí khác nhau. 

Tuy nhiên, cho dù thờ cúng đơn giản mộc mạc hay trang nghiêm cầu kỳ, thì mỗi một món đồ, lễ vật dâng lên đều chứa đừng sự thành tâm và thiêng liêng sâu sắc, góp phần làm đa dạng văn hóa tâm linh đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Gia chủ nếu vẫn còn thắc mắc về cách bày trí bàn thờ gia tiên theo phong cách miền Bắc, hoặc đang cần tìm mua các sản phẩm thờ cúng cao cấp, giá xưởng, có thể liên hệ với Gốm Bát Tràng để được tư vấn cụ thể hơn. 

GỐM BÁT TRÀNG Hải Phòng

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ