Bàn thờ gia tiên miền Trung: Có ít khác biệt so với Miền Bắc

16 Tháng Chín, 2022 Tác giả: Huy Thông

Tóm tắt nội dung

Cùng là người dân Việt Nam, cùng có truyền thống uống nước nhớ nguồn, thờ cúng cha mẹ, tổ tiên. Bàn thờ gia tiên của người Miền Trung không có quá nhiều khác biệt so với các miền Nam và Bắc. Tuy nhiên, có một vài nét đặc biệt dưới đây mà bạn cần chú ý.

Bàn thờ gia tiên miền trung

Sự khác biệt trong văn hoá thờ cúng gia tiên giữa miền Trung – Bắc

1. Các vật dụng, đồ thờ có trên bàn thờ gia tiên người Miền Trung

Do địa lý miền Trung nằm giữa hai miền Bắc – Nam, nên tục thờ cúng gia tiên có sự hòa trộn trong văn hoá. Có nhiều sự tương đồng trong văn hoá thờ cúng, các đồ vật được đặt trên bàn thờ cũng vậy.

  • Bát hương: Là vật thờ quan trọng hội tụ linh khí. Sẽ tuỳ vào gia đình đặt 1 hay 3 bát hương cố định ở chính giữa bàn thờ. (Thờ 1 bát hương: Thờ tổ tiên, thần linh chung với nhau dễ gặp ở rất nhiều gia đình, đặc biệt nhà con thứ, bàn thờ nhỏ. Thờ 3 bát hương: Sẽ có 2 nghĩa nghĩa, “thờ Phật – Thần Linh – Gia tiên” và “Thờ thần linh – Gia tiên – Ông mãnh bà cô (gia đình có người chết trẻ không quy tụ ở bát hương gia tiên)

Bàn thờ gia tiên miền trung

Hình ảnh bát hương hoạ tiết long phượng cho bàn thờ gia tiên

  • Bộ tam sự hoặc bộ ngũ sự: Gồm các vật thờ: Lư hương, đôi chân nến, đỉnh hạc và được đặt sau bát hương
  • Mâm bồng: Hay còn gọi là đĩa thờ đựng hoa quả hoặc tiền vàng dâng lên tổ tiên. Được đặt trước bát hương.
  • Kỷ nước thờ: Tuỳ vào mỗi gia đình mà 3 ly trên bàn thờ chứa loại nước khác nhau. Gia đình theo văn hoá Bắc Bộ sẽ đặt 3 ly nước cúng. Một số khác theo phong tục Nam Bộ lại đặt 2 ly rượu, 1 ly nước. Chúng đều mang ý nghĩa chứa đựng những tinh hoa thuần khiết của đất trời, và sự vững chắc, bền lâu trong gia đình.

Bàn thờ gia tiên miền trung

Bàn thờ người Miền Trung đặt kỷ nước thờ 3 ly

  • Lọ hoa: Đặt đối xứng 2 bên ở cuối bàn thờ dùng để cắm hoa tươi trang trí. Còn mang ý nghĩa dâng lên tổ tiên những điều tốt đẹp nhất.
  • Choé đại: Đặt cân xứng tăng độ uy nghi của không gian thờ tự.
  • Lọ lộc bình: Đôi lục bình to được bày hai bên bàn thờ. Tượng trưng cho sự sung túc về tiền bạc, phát tài phát lộc, và sự sinh sôi phát triển mạnh mẽ.

Bàn thờ gia tiên miền trung

Hình ảnh cặp lục bình đặt bàn thờ gia chủ tham khảo

Về cơ bản đồ thờ và ý nghĩa của chúng cũng giống như các đồ thờ ở miền Bắc hay miền Nam. Đồ thờ trên bàn thờ gia tiên miền Trung, được ví như sợi dây vô hình gắn kết tình anh em, họ hàng lại gần nhau hơn.

Các đồ vật thờ trên bàn thờ gia tiên được ưu tiên sử dụng chất liệu gốm sứ. Người miền Trung quan niệm rằng, sản phẩm gốm sứ mang sự bền bỉ, cứng chắc. Chúng có những đường nét, hoa văn hoạ tiết mang âm hưởng văn hoá Việt, chứa giá trị tâm linh, sự tự tôn của cả dân tộc.

2. Khác biệt về Lễ thờ trong các dịp Lễ Tết

Về cơ bản cách bày trí bàn thờ gia tiên của người miền Trung sẽ có chút thay đổi vào các dịp quan trọng như Lễ Tết. Nhưng cũng tùy thuộc vào điều kiện gia đình của từng nhà mà vật lễ to hay nhỏ.

2.1. Dịp lễ Tết Nguyên đán

Là dịp con cháu quây quần bên nhau, cúng dâng tổ tiên cầu mong một năm an khang thịnh đạt. Vật lễ có thể ít nhưng bắt buộc phải có: Đĩa bánh và mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã, cặp đèn cầy, chai rượu gạo, trầu cau.

Bàn thờ gia tiên miền trung

Bàn thờ ngày Tết Nguyên đán của người miền Trung

  • Đĩa bánh sẽ là một trong những loại sau đây: Bánh tổ, bánh đậu xanh, bánh tét, bánh su sê, bánh in để dâng cúng tổ tiên
  • Mâm ngũ quả đối với ngày Tết người miền Trung mang ý nghĩa “Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh”. Có 5 loại hoa quả trên đĩa điển hình như: Nải chuối (ví như bàn tay ngửa che chở bao bọc, hứng lấy quả ngọt), thanh long (ý nghĩa rồng mây gặp hội), dưa hấu ruột đỏ (mang may mắn, sự ngọt ngào), quả sung (cầu mong 1 năm sung mãn tiền bạc và sức khỏe), mãng cầu (gửi gắm mong ước, ước nguyện).
  • Bình hoa tươi sẽ chọn các loài hoa như hoa vạn thọ, cúc, lay-ơn…
  • Gia chủ sẽ sắm vàng mã theo từng hương vị khác nhau.

Người miền Trung khi thờ cúng tổ tiên đặc biệt không cúng cam hay quýt, vì “cam đành quýt đoạn”. Và một số hoa quả có vị đắng, cay cũng không dâng lên thờ cúng.

2.2. Dịp trọng đại như cưới hỏi

“Trọng lễ nghi, khi tài vật” người miền Trung chú trọng sự tươm tất, chu đáo cho bàn thờ gia tiên ngày cưới hỏi. Không nhất thiết phải hoành tráng, nhưng phải đầy đủ.

Cũng giống với miền Bắc, người miền Trung tổ chức lễ trước bàn thờ gia tiên, thông báo gia đình có người mới. Trên bàn thờ phải chuẩn bị các vật sau:

  • Lư hương
  • Bát nhang
  • Mâm hoa quả
  • Đôi chân đèn
  • Bình hoa
  • Chữ hỷ

Ngoài ra, đám cưới đám hỏi là dịp lễ lạt gia chủ lưu ý phải lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Chuẩn bị rượu mới, thay nước mới, thắp đèn đốt nhang mời tổ tiên về chứng giám.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong bàn thờ gia tiên của người miền Trung cần và khác bàn thờ miền Bắc những gì. Có thể nhận thấy văn hoá thờ cúng người Việt dù ở phương trời nào cũng có nét tương đồng giống nhau.

Những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích được cho gia chủ khi chuẩn bị đồ vật thờ cúng. Ngoài ra, gia chủ đang cầm tìm mua đồ thờ gốm sứ, liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Chúc gia đình gia chủ luôn gặp may mắn, tài lộc thăng hoa.

GỐM BÁT TRÀNG Hải Phòng

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ