Bàn thờ Gia Tiên và Thờ ông công cùng nhau được không?

16 Tháng Chín, 2022 Tác giả: Huy Thông

Tóm tắt nội dung

Bên cạnh đạo Lý uống nước nhớ nguồn thờ cúng tổ tiên, người Việt còn có tín ngưỡng thờ cúng thần linh: Ông Công – Ông Địa. Không chỉ cầu mong mưa thuận gió hoà mà còn hy vọng phát tài phát lộc.

Cho nên nhiều gia chủ có thắc mắc đặt câu hỏi. Sắp xếp bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông Công có thể kết hợp cùng nhau được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thổ công có thờ chung được không

Giải đáp thắc mắc về bàn thờ gia tiên và bàn thờ thổ công

1. Tùy mỗi vùng miền mà sự kết hợp thờ Gia tiên và Ông Công sẽ khác nhau!

Trước hết gia chủ cần hiểu rõ khái niệm Thổ Công – Vị thần cai quản đất đai, nhà cửa cho gia đình. Đối với những người miền Nam thổ Công sẽ gọi là ông Địa. Người miền Bắc vẫn gọi là thổ Công (ông Công).

Theo phong tục thờ cúng của từng vùng miền mà cách bày trí bàn thờ ông Công có sự khác nhau. Cụ thể:

Miền Bắc:

Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thổ công có thờ chung được không

Bàn thờ gia đình miền Bắc thờ gia tiên và ông công chung nhau

Thờ chung: Nếu như ban thờ có 3 bát hương thì bát hương chính giữa là thờ thần linh (trong đó có ông Công). Hai bát hương còn lại bên phải thờ gia tiên, bên trái thờ bà Cô ông Mãnh.

Trên bàn thờ sẽ gồm các đồ thờ khác như: Khám thờ – Ngai thờ, Ảnh thờ, Bát hương, Đèn dầu hoặc chân nến, Lọ hoa, Mâm bồng, Bộ tam sự, ngũ sự, Ba chén nước, Hoành phi, Câu đối.

Miền Nam:

Thường thờ riêng, bàn thờ được đặt dưới đất chung ban thờ thần tài.

Một bàn thờ Thổ Công – Thần Tài gồm: Tượng thổ Công – Thần Tài, 3 hũ (Gạo – Muối – Nước), Bát hương, Lọ hoa, Mâm bồng, Ngai chén, Ông Cóc – Thiềm Thừ, Tô đổ đầy nước và hoa tươi trải trên mặt nước.

Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thổ công có thờ chung được không

Bàn thờ ông Công tại các gia đình miền Nam

Cho dù việc đặt thờ cúng ông Công có sự khác nhau giữa các miền, nhưng chúng đều mang chung ý nghĩa. Là vị thần giúp gia chủ trông coi nhà cửa, quản lý đất đai, định đoạt hoạ phúc. Ngoài ra, cầu mong sự che chở của ông Công, ngăn cản ma quỷ, tà ma xâm nhập vào nhà.

2. Sắp xếp bàn thờ gia tiên và ông Công

Thờ cúng là truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác của dân tộc Việt Nam. Là trốn linh thiêng, nơi kết nối hai giới Âm – Dương. Cho nên bài trí đặt bàn thờ rất quan trọng với mỗi nhà.

Bàn thờ Ông Công cùng với ban thờ gia tiên, việc sắp xếp bàn thờ gia tiên cũng chính là sắp xếp bàn thờ ông Công. Khi kết hợp thờ ông Công và gia tiên trên cùng 1 ban thờ. Gia chủ có thể tham khảo.

1.1 . Bài trí sắp xếp bàn thờ gia tiên và ông Công

Trong thờ cúng việc bài trí bàn thờ chiếm vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phước lộc, phúc khí trong nhà. Đây còn là cách thể hiện tấm lòng thành kính của gia đình với tổ tiên, ông bà thần linh. 

Khi thờ ông Công chung với bàn thờ gia tiên thì việc sắp xếp đồ thờ có gì đặc biệt? Cụ thể trên bàn thờ sẽ có những đồ vật thờ như sau.

Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thổ công có thờ chung được không

Một bàn thờ gia tiên kết hợp thờ ông công sẽ đầy đủ như sau: 

  • Ngai thờ, khám thờ: Đựng bài vị tổ tiên, được đặt trong cùng, vị trí cao nhất, sát tường và chính giữa ban thờ.
  • Ảnh thờ: Là ảnh của tổ tiên người đã khuất trong nhà. Đặt theo nguyên tắc “nam tả – nữ hữu” (cụ ông bên trái, cụ bà bên phải) và đặt hai bên ngai thờ và thấp hơn ngai thờ.
  • Bát hương: Nên đặt 3 bát hương (Bát hương giữa thờ Thần – Bát hương bên trái thờ ông Mãnh bà cô Tổ – Bát hương bên phải thờ gia tiên)
  • Đèn dầu hoặc chân nến: Đặt đối xứng hai bên phía ngoài
  • Lọ hoa: Dùng để cắm hoa tươi, đặt ngay bên trái bàn thờ.
  • Mâm bồng: Mâm ngũ quả, đặt phía trước bát hương, phía trên cùng của bàn thờ.
  • Bộ tam sự, ngũ sự: Đặt bên dưới ngai thờ.
  • Ba chén nước: Đặt trước bát hương.
  • Hoành phi, Câu đối: Xếp hoành phi trên nóc bàn thờ, câu đối treo bên cạnh.

2.2. Hướng vị trí đặt bàn thờ gia tiên và ông Công

Vị trí hướng đặt bàn thờ rất quan trọng gia chủ cần lưu ý

Vấn đề này sẽ được áp vào từng vị trí nhà sẽ chuẩn hơn. Nhưng gia chủ cũng nên tham khảo. Vì bàn thờ thuộc tính âm, hướng bàn thờ đặt hướng dương thịnh sẽ tạo sự hài hoà.

Đặt vị trí bàn thờ theo tuổi gia chủ để phong thuỷ tài lộc, mang đến những lợi ích tiền tài, sức khỏe… Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị (tức là thuận lợi về công danh, sức khỏe, quan hệ hòa hảo, thành công).

2.3. Lưu ý cần tránh khi đặt bàn thờ gia tiên và ông Công

  • Tránh đặt gần khu vực cửa chính, sẽ làm mất tài lộc, may mắn, gia đình bất ổn.
  • Tránh đặt đối diện phòng ngủ, phòng chơi của trẻ: Không gian thờ tụng cần riêng biệt, phòng ngủ ồn ào diễn ra nhiều hoạt động ảnh hưởng xấu đến ban thờ.

Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thổ công có thờ chung được không

Ban thờ phải được đặt ở không gian thông thoáng tránh ồn ào ảnh hưởng thần linh

  • Tránh đặt gần nhà vệ sinh: Bàn thờ là nơi linh thiêng, cần tránh những nơi ô uế, đặt gần nhà vệ sinh là thiếu tôn kính với thần.

2.4. Chuẩn bị lễ vật ngày cúng 23 tháng chạp (Tết Ông Công – Ông Táo)

Theo truyền thuyết kể lại mỗi năm vào dịp cuối năm 23 tháng Chạp ông Công – ông Táo sẽ bay về trời bẩm chuyện. Trước khi đi, gia chủ cần chuẩn bị đồ cúng tươm tất, lễ vật đầy đủ như sau.

  • Mũ ông Công ba cỗ: hai mũ của 2 Táo ông, mũ còn lại của Táo bà.
  • Cá chép: Được xem là phương tiện để Táo đi về trời. Có thể mua cá chép giấy tượng trưng. Ngày nay nhiều gia đình đã mua cá chép sống về cúng, khi cúng xong sẽ mang thả sông.
  • Chuẩn bị mâm cỗ mặn: Cái này sẽ tuỳ vào từng gia đình và từng vùng miền bày to hay nhỏ.

Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thổ công có thờ chung được không

Cúng ông Công – ông Táo của người miền Nam

Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thổ công có thờ chung được không

Cúng ông Công – ông Táo của người miền Bắc

Tóm lại, đặt bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông Công có thể đặt cùng nhau. Tuy nhiên còn tuỳ vào phong tục từng vùng miền mà đặt riêng hay chung.

Bài viết mang tính chất tham khảo, gia chủ nên xin tham vấn từ người có chuyên môn trong lĩnh vực để nhận được lời tham vấn chính xác nhất!

GỐM BÁT TRÀNG Hải Phòng

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ