Bát hương công giáo chú ý gì? Dùng bát hương thường được không?
Tóm tắt nội dung
Vậy có thể dùng bát hương thường để làm bát hương trong thờ cúng người Công giáo được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp giáo hữu có câu trả lời chi tiết.
Bát hương trên bàn thờ Công giáo
1. Bát hương Công giáo: 3 điểm khác biệt với bát hương Thông thường
Trong cuộc sống của người theo Công giáo không chỉ có bổn phận hiếu thảo cha mẹ tổ tiên khi còn sống. Khi tổ tiên cha mẹ mất họ vẫn phải làm tròn đạo hiếu bằng việc lập bàn thờ hương khói.
Việc thờ cúng của người Công giáo sẽ có đôi nét khác biệt với người theo đạo Phật. Và việc đặt bát hương cũng vậy.
1.1. Về hoa văn, tạo hình
“Ước chi lời con nguyện như hương trầm bay tỏa trước nhan Chúa”.
Trong thờ cúng người công giáo cũng có những luật lệ riêng. Ví dụ: Bàn thờ gia tiên đặt dưới bàn thờ Chúa, đồ thờ có tạo hình hoạ tiết riêng.
Thường thì bát hương công giáo được trang trí, tạo hình với những hình ảnh quen thuộc: Chúa Jesu, Đức mẹ, các thiên thần, cây thánh gia…
Bát hương tạo hình Chúa của người Công giáo
Điều này thể hiện sự đồng nhất trong việc thờ cúng. Gia tiên người đã khuất vẫn một lòng hướng về Chúa. Mong chúa soi sáng, cứu khổ cứu nạn con cháu dân gian và tổ tiên đã khuất.
1.2. Về chất liệu
Khác với đạo Phật dùng bát hương gốm sứ Bát Tràng. Người theo Chúa ưu tiên sử dụng bát hương bằng đồng hoặc đá, chạm khắc tinh tế.
Hai chất liệu đồng và đá tạo nét riêng biệt trong văn hoá của người công giáo. Ngoài ra, vật liệu trên dễ chạm khắc hoa văn tạo hình riêng.
Về phần bát hương gốm sứ, trong thờ cúng sử dụng chất liệu gốm sứ mang ý nghĩa đầy đủ 5 ngũ hành tương sinh “Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ”.
1.3. Về số lượng
Người công giáo có cách thờ cúng riêng, như đã nói ở trên. Bàn thờ chúa hay bàn thờ gia tiên đều ưu tiên sự gọn gàng đơn giản. Chính vì vậy ban thờ thường có diện tích tương đối hẹp và thường được gắn lên tường.
Hình ảnh ban thờ tại gia đình Công giáo
Thường trên ban thờ Công giáo chỉ thờ Chúa, sẽ dùng 1 bát hương thay vì 3 hoặc 5 bát hương trên ban thờ thường truyền thống trong các gia đình người Việt.
Vì người Công giáo thờ Chúa trên cao. Khác với người Việt đặt 3 bát hương (Thờ Thần – Thờ ông Mãnh bà cô Tổ – Thờ gia tiên).
1 bát hương đặt bàn thờ ông bà tổ tiên. Thể hiện lòng thành, chữ Hiếu đi theo suốt đời.
2. Sắp xếp bát hương Công giáo ở đâu trên ban thờ
“Đất có thổ Công, sông có hà bá” trong thờ cúng Công giáo cũng có những luật lệ bất thành văn riêng. Điển hình việc đặt bàn thờ, bàn thờ gia tiên phải thấp hợp bàn thờ Chúa. Hãy cách sắp xếp đồ thờ, bát hương công giáo cũng vậy.
Cũng giống như ban thờ người Việt. Ban thờ công giáo “Đúng – Đủ – Đẹp” còn phụ thuộc vào diện tích, nhu cầu và kinh tế hiện trạng từng nhà.
Hình ảnh bàn thờ Chúa của người Công giáo
Bàn thờ Công giáo chuẩn đầy đủ gồm (Đặt 1 trong các tượng dưới đây):
- Ở giữa đặt tượng Chúa: Tượng Chúa Chịu Nạn (Chúa Chuộc tội trên cây thánh giá), Tượng Chúa Kito Vua, Tượng Thánh Tâm Chúa (Tượng Chúa Trái Tim)…
- Bên trái: Theo cách người Châu Âu và Mỹ đặt: Tượng Đức Mẹ Ban Ơn, Tượng Đức Mẹ Bế Chúa, Tượng Đức Mẹ Chăn Chiên, Tượng Đức Mẹ Trái Tim (Tượng Đức Mẹ Thánh Tâm), Tượng Đức Mẹ Hy Vọng, Tượng Đức Mẹ Fatima, Tượng Đức Mẹ Lộ Đức …. Theo người Việt “Nam Tả Nữ Hữu” đặt tượng Đức Mẹ.
- Bên phải: Tượng Thánh Cả Giuse có thể là Tượng Thánh Giuse Hoa Huệ, Tượng Thánh Giuse Bế Chúa, Tượng Thánh Giuse Thợ Mộc, …
Ngoài ra, nhiều gia định chọn đặt thêm tượng Thánh bổn mạng… ở phía xa.
Đặt bát hương và sắp xếp đồ bàn thờ Công giáo:
- Di ảnh: Là ảnh của tổ tiên người đã khuất trong nhà. Đặt theo nguyên tắc “nam tả – nữ hữu” (cụ ông bên trái, cụ bà bên phải) và đặt hai bên ngai thờ và thấp hơn ngai thờ.
- Bát hương: Đặt bát hương ở chính giữa ban thờ. Dùng 1 bát hương. Kích thước to hay nhỏ tùy vào diện tích bàn thờ.
- Đỉnh hương/lư hương: Đặt chính giữa bàn thờ, vị trí trung tâm sau bát hương.
- Đèn dầu hoặc chân nến: Đặt đối xứng hai bên phía ngoài
- Lục bình nhỏ: Dùng để cắm hoa tươi, đặt ngay bên trái bàn thờ.
- Mâm bồng: Mâm ngũ quả, đặt phía trước bát hương, phía trên cùng của bàn thờ.
Đồ thờ trên bàn thờ gia tiên ít hay nhiều còn tuỳ thuộc vào mỗi gia đình
Khi đặt sắp xếp đồ thờ từ ban thờ Chúa hay ban thờ gia tiên, giáo hữu cần lưu ý đặt đúng các vị trí. Ban thờ gia tiên không được nổi hơn ban thờ Chúa.
Một số vị trí đặt bàn thờ giáo hữu cần tránh:
- Đặt ngược hướng nhà: Nhẹ là thành viên trong gia đình dễ bất hòa, nặng là không có con nối dõi.
- Dưới xà ngang: Trong phong thuỷ đây là nơi dễ sản sinh ra áp lực, gia đình thường gặp chuyện không hay.
- 2 vị trí trái phải của cửa nhà: Dễ gây biến động, lẫn trường khí hỗn tạp bên ngoài, ảnh hưởng gia tiên.
- Gần nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp: Ảnh hưởng không gian thanh tịnh, gia đình gặp nhiều vấn đề.
- Nhà cao tầng, căn hộ chung cư: Không nên đặt bàn thờ hướng chính diện cửa chính (nhà cấp 4 có thể đặt)
- Trong phòng ngủ: Ồn ào đánh mất không gian thanh tịnh cần có của bàn thờ gia tiên.
Giáo hữu cần nắm rõ lưu ý trên để không đắc tội bề trên
Như vậy, giáo hữu có thể tham khảo vấn đề trên về việc đặt, chọn, sắp xếp bát hương Công giáo đúng chuẩn. Bát hương đặt trên bàn thờ người Công giáo, giáo hữu nên lựa chọn các hoạ tiết điển hình của Chúa. Nhưng nhiều gia đình chọn bát hương thường vẫn được không ảnh hưởng gì. Vẻ bề ngoài không quan trọng bằng chính “Tâm” người công giáo hướng về Chúa về tổ tiên ông bà.
Bài viết mang tính chất tham khảo, giáo hữu nên xin tham vấn từ người có chuyên môn trong lĩnh vực để nhận được lời tham vấn chính xác nhất. Kính chúc giáo hữu và gia đình sức khỏe, công việc thuận buồm xuôi gió.
GỐM BÁT TRÀNG Hải Phòng
- Hotline: 0982118885 – 0225 6528 668
- Xưởng sản xuất: Xóm 5 Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Showroom 1: 266D – Trần Nguyên Hãn – Lê Chân – Hải Phòng
- Showroom 2: 396 Lạch Tray – Hải Phòng
- Showroom 3: Số 18 Đường tỉnh 351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng
- Facebook: GỐM BÁT TRÀNG
- Website: GOMBATTRANG.VN