Cách bày trí bàn thờ gia tiên miền Nam có gì đặc biệt?

16 Tháng Chín, 2022 Tác giả: Huy Thông

Văn hóa thờ cúng là một trong những nét đẹp được người miền Nam gìn giữ và lưu truyền qua bao thế hệ. Vậy bàn thờ gia tiên miền Nam có gì đặc biệt? Cách sắp xếp đồ cúng như thế nào?

Cách bày trí ban thờ gia tiên miền nam

Bàn thờ gia tiên miền Nam được thờ bằng tủ thờ gỗ

1. Các bày trí bàn thờ gia tiên của người miền Nam

Thờ cúng gia tiên là một trong những phong tục truyền thống của người miền Nam. Quan niệm, “trần sao âm vậy” nên việc thờ cúng gia tiên đối của người miền Nam luôn trang trọng, chỉn chu. 

Rất dễ dàng tìm thấy ở tất cả gia đình miền Nam đều dành riêng một góc phụng thờ ông bà, tổ tiên để bày tỏ lòng hiếu thảo, tưởng nhớ, kính trọng bề trên. 

Người miền Nam thường dùng tủ thờ bằng gỗ, trên đó bày biện đầy đủ các vật phẩm thờ cúng bằng sành, sứ hoặc nhựa…Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà bàn thờ gia tiên được trang trí đơn giản hay cầu kỳ. Tuy nhiên hầu hết bàn thờ gia tiên miền Nam thường có:

  • Di ảnh, hình thờ: Được đặt phía trong cùng của bàn thờ theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” và theo cấp bậc từ trên xuống dướ. Có thể đặt trên ngai thờ khám thờ để ông bà, tổ tiên yên ngự trong đó. 
  • Lư hương (bát nhang): Được đặt chính giữa đại diện cho vũ trụ, hội tụ tâm thức, giác ngộ. Là sợi dây vô hình liên kết cõi âm và trần thế, là nơi để con cháu dâng hương dâng kính gia tiên, bài tỏa niềm tiếc thương, ân đức dưỡng dục, cội nguồn sanh thành.
  • Chum nước (Kỷ nước): Đựng nước sạch, trà, rượu dâng cúng mỗi ngày. Có gia đình dùng bộ chum 3 ly hoặc bộ chung 5 ly. Nếu không dùng chum nước, người ta có thể dùng ly nhỏ sạch để thay thế. 
  • Bình hoa – Mâm trái cây: Đặt theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả” nghĩa là bình hoa đặt bên tay trái, mâm đựng trái cây đặt bên phải, theo hướng nhìn từ trong bàn thờ ra ngoài. Thường dâng hoa quả tươi, sạch, tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn.
  • Nến hoặc đèn dầu: Theo quan niệm ông bà ta để lại, thắp nến trên bàn thờ vào những ngày cúng bái là thắp lên nguồn sáng vĩnh hằng, dẫn đường khai mở kết giới 2 cõi, làm không gian thờ cúng thêm ấm cúng, trang nghiêm. 
  • Bộ đỉnh thờ: Còn được gọi là bộ tam sự, ngũ sự với các chất liệu đồng, gỗ, sứ. Tùy điều kiện kinh tế và diện tích bàn thờ mà mỗi gia đình có thể lựa chọn cho phù hợp. Bộ đỉnh thờ ngoài tác dụng trang trí thì còn tăng thêm vượng khí, tài lộc cho bàn thờ.
  • Bình trà: Có thể nói đây là điểm độc đáo của người miền Nam, trên bàn thờ sẽ có thêm 1 bộ ly tách trà để bề trên ngồi thưởng thức. 

2. Bàn thờ gia tiên qua các ngày lễ

Người miền Nam đặc biệt chú trọng việc dâng lễ phong phú vào những dịp đặc biệt như ngày giỗ, ngày lễ tết. Vào những dịp này, hầu hết mọi gia đình đều quy tụ con cháu từ khắp nơi trở về, thắp hương tưởng nhớ, dâng cúng đồ ăn, hoa quả cho ông bà, tổ tiên. 

– Bàn thờ gia tiên ngày giỗ: Cúng giỗ ở miền Nam là để thể hiện tấm lòng thủy chung, tiếc thương, tưởng nhớ đến người đã khuất, tổ tiên, ông bà. Vào mỗi dịp giỗ, con cháu sẽ dọn dẹp, lau rửa sạch sẽ di ảnh, đồ thờ cúng, sau đó trang trí hoa quả, trái cây, trà bánh, thức ăn tươm tất.

Cách bày trí ban thờ gia tiên miền nam

Bàn thờ gia tiên miền Nam ngày giỗ

Trước mỗi bàn thờ gia tiên sẽ để thêm một bàn nhỏ, để đặt đồ cúng nếu như bàn thờ, tủ thờ không đủ diện tích. Có thể thấy bàn thờ gia tiên ngày giỗ sẽ có các đồ cúng sau:

  • Bát hương
  • Hoa tươi
  • Mâm trái cây
  • Mâm cơm cúng: các món ăn mặn, chay tùy biến theo ý thích của gia chủ.
  • Tiền vàng mã, quần áo giấy, nhà cửa giấy….
  • Trà, rượu, nước…

Trưởng nam hoặc trưởng nữ sẽ thắp hương, khấn vái, kính thỉnh tổ tiên, ông bà, cha mẹ….trở về dùng bữa cùng gia đình, phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, bình an.

– Bàn thờ gia tiền ngày lễ tết: Tết cổ truyền được xem là tết đoàn viên, vào dịp Tết Nguyên Đán, ông bà tổ tiên sẽ trở về đoàn tụ, sum họp chung vui 3 ngày xuân bên gia đình. 

Vào những ngày cuối năm, người miền Nam sẽ bắt đầu dọn rửa, lau sạch các đồ vật thờ cúng trên bàn thờ như lư hương, ly rượu, mâm trái cây, đèn, hoa,…Đối với bát hương, chân nhang cũ sẽ được rút ra và đem đốt, chỉ để lại vài chân nhang trong bát hương.

Cách bày trí ban thờ gia tiên miền nam

Bàn thờ gia tiên miền Nam ngày tết

Bàn thờ sẽ được trang trí bằng hoa cúc, hoa huệ, hoa vạn thọ, hoa đồng tiền…Mâm ngũ quả gồm mãng cầu (qua na), xoài, dừa, đu đu, sung…cùng các loại hoa quả mang ý nghĩa tốt lành, may mắn. 

Một trong những món ăn không thể thiếu của người miền Nam dịp Tết là thịt kho tàu, khổ qua nhồi thịt, chả giò, bánh tét…được bày biện đủ đầy, phong phú.

Thêm vào đó là bánh mứt, nước ngọt, kẹo tết cũng được dâng kính, để bày tỏ lòng hiếu đạo đối với bề trên. Mong cầu một năm tốt đẹp, thịnh vượng, sung túc, hạnh phúc, ấm no. 

3. Nét đẹp văn hóa giản dị của bàn thờ gia tiên miền Nam

Từ ngàn xưa, ông bà ta đã nhắc nhở cháu con:

“Thờ cha mẹ phải hết lòng

Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường”

Hiếu thảo là một trong tiêu chí của thước đo phẩm giá con người. Vì vậy mà việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ cũng là một trong những đạo nghĩa của con cháu. 

Cách bày trí ban thờ gia tiên miền nam

Bàn thờ gia tiên là không gian thờ phụng thiêng liêng

Bàn thờ gia tiên là không gian thiêng liêng, tôn kính, là hướng con cháu về cội nguồn tổ tông, bày tỏ lòng biết ơn, kính ngưỡng, nhớ thương đối với người sinh thành đã khuất. 

Ngày nay, phong cách thờ cúng của người miền Nam chú trọng tính giản dị, bàn thờ được bày biện đơn giản, các vật phẩm thờ cúng cần thiết theo một khuôn mẫu nhất định, các hủ tục được giản lược, nhưng lại không đánh mất sự trang nghiêm, nhân văn vốn có.

Thờ cúng gia tiên góp phần gìn giữ đạo đức truyền thống, nề nếp gia phong, uống nước nhớ người, sống thủy chung son sắc, biết bà con dòng họ. 

Giá trị văn hóa tốt đẹp đó mãi sẽ còn được truyền thừa qua bao thế hệ và bàn thờ gia tiên cũng là một trong những nét đẹp văn hóa giản dị của con người miền Nam. 

GỐM BÁT TRÀNG Hải Phòng

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ