[Checklist] 15 thứ mà Bàn thờ gia tiên ngày cưới “Must have”!

16 Tháng chín, 2022 Tác giả: Huy Thông

Theo quan niệm thờ cúng gia tiên của Dân tộc Việt, ngày cưới của con cháu là một ngày trọng đại, cần phải thưa báo với Gia tiên 2 họ. Một ngày quan trọng như vậy thì phải chuẩn bị những gì trên bàn thờ gia tiên?

1. Checklist 15 thứ “bắt buộc” phải có trên bàn thờ gia tiên ngày cưới

Dựng vợ, gả chồng là việc quan trọng của đời người. Các công đoạn chuẩn bị thờ cúng trong ngày trọng đại này cũng phải được quan tâm hàng đầu sao cho tươm tất, thơm thảo, hiếu kính với tổ tiên, ông bà.

Ban thờ gia tiên ngày cưới

Cô dâu chú rể làm nghi lễ trước bàn thờ gia tiên

Hầu hết các cặp đôi cô dâu, chú rể đều sẽ làm lễ vu quy hay nghinh hôn trước bàn thờ gia tiên với đầy đủ nghi thức, lễ nghi. Đây được xem là một nét đẹp truyền thống độc đáo của người Việt, vừa tưởng nhớ cội nguồn, vừa báo hỷ với ông bà, tổ tiên. 

Dưới đây là các vật phẩm dâng lễ “bắt buộc” phải có trên bàn thờ:

  • Hương (hương vòng)
  • Bát hương
  • Bộ tam sự, ngũ sự
  • Đèn, chân nến, nến tơ hồng
  • Hoa tươi
  • Mâm ngũ quả
  • Trầu cau
  • Rượu, trà
  • Chữ hỷ, câu đối
  • Bộ tách trà

Ban thờ gia tiên ngày cưới

Bàn thờ gia tiên ngày cưới trang nghiêm

Nhang, đèn, hoa tươi, mâm ngũ quả là một bộ đồ cúng gia tiên cần thiết phải có trên bàn thờ trong ngày cưới. Tùy theo phong tục vùng miền, truyền thống gia đình, tôn giáo, văn hóa…mà mỗi gia đình sẽ có cách trưng bày bàn thờ gia tiên riêng biệt. 

Tuy nhiên, yếu tố chính để tạo nên một lễ cưới hoàn hảo chính là lễ nghi phải chu toàn trước tổ tiên và quan viên hai họ. Có như vậy mới mong gia đình thuận thảo, viên mãn bền lâu.

2. Những vật phẩm thờ cúng dâng lên bàn thờ gia tiên ngày cưới

Thờ cúng gia tiên được xem là một liệu pháp tâm lý tinh thần của người Việt. Bởi thế cho nên, các món đồ thờ cúng vào ngày cưới cũng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, thiêng liêng. 

  • Bộ tam sự

Được đặt ở vị trí trang trọng trên bàn thờ gồm lư hương và hai chân đèn tạo nên sự uy nghiêm và trang nghiêm của bàn thờ. Nếu thêm bình hoa và 2 cây để dĩa dầu thì gọi là bộ ngũ sự. 

Việc thờ cúng bộ ngũ sự hay tam sự tùy theo nhu cầu và điều kiện của gia đình, quan trọng đủ thành tâm là được.

Ban thờ gia tiên ngày cưới

Bộ tam sự ngày cưới

  • Hương (Nhang)

Hương (nhang) tượng trưng cho tinh tú. Khi thắp hương hành lễ, con cháu sẽ khấn vái, trò chuyện, báo cáo cùng tổ tiên, xin phép cử hành nghi lễ đám cưới, mọi nguyện cầu đều theo hương khói đến với gia tiên.

Ban thờ gia tiên ngày cưới 

Cô dâu chú rể thắp hương khấn vái gia tiên

  • Bát hương (Bát nhang)

Bát hương được đặt giữa bàn thờ dùng để cắm hương, là nơi trú ngụ của ông bà, tổ tiên khi trở về trần thế, để dõi theo, che chở, lắng nghe con cháu.

Bát hương còn được ví như nền tảng của ngôi nhà, là biểu trưng cho tinh thần tao nhã, thanh thoát, không thể pha lẫn trong văn hóa tâm linh. 

Ban thờ gia tiên ngày cưới

Bát hương Bát Tràng vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên

  • Hai cây nến tơ hồng hoặc 2 cây đèn

Nến hoặc đèn dầu, đèn điện được đặt hai bên bàn thờ, tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng. Theo quan niệm, đèn và lửa là ánh sáng dẫn lối, chỉ đường, kết nối tâm linh hai cõi âm dương, làm không gian bàn thờ thêm ấm cúng. 

Thông thường, nhà trai chuẩn bị nến cưới, nhà gái chuẩn bị cặp chân đèn. Nên chọn cặp đèn cầy số 6 (size 32mmx390mm) tương xứng với cặp chân nến 4 tấc là vừa.

Ban thờ gia tiên ngày cưới

Nến cưới long phượng tượng trưng cho sự bền lâu, viên mãn

  • Chữ hỷ, câu đối 

Chữ Hỷ (song hỷ) mang ý nghĩa cát tường, thông báo gia đình có việc vui. Đây là điểm nhấn để trang trí cho không khí ngày cưới thêm nổi bật, bắt mắt. Chữ Hỷ thường được dùng nhiều nhất là chữ Hỷ bằng tiếng Hoa do ảnh hưởng của văn hóa ngày xưa. 

Vào ngày cưới, người ta treo chữ Hỷ lớn giữa bàn thờ, hai bên là hai câu đối đỏ với ngụ ý hạnh phúc tốt lành như “Trăm năm tình viên mãn – Bạc đầu nghĩa phu thê”  hay “Long phụng hòa minh, sắc cầm hòa hợp”. 

Ban thờ gia tiên ngày cưới

Chữ Hỷ và câu đối được trang trí nổi bật trên bàn thờ gia tiên ngày cưới

  • Bình cắm hoa tươi

Hoa tươi chưng bàn thờ gia tiên ngày cưới là phong tục không thể thiếu của cả nhà trai và nhà gái. Chưng hoa ngày cưới vừa trang trí không gian thờ cúng vừa gửi gắm vào đó những lời chúc ý nghĩa cho tình yêu vợ chồng chung thủy, sắc son. 

Việc chưng hoa thường do mẹ cô Dâu và mẹ chú Rể chuẩn bị, các loài hoa thường được chọn như: hoa hồng, hoa lay ơn, hoa sen…

Ban thờ gia tiên ngày cưới

Hoa tươi rực rỡ cùng trái cây Long Phượng 

Trái cây ngũ quả

Trái cây ngũ quả chưng bàn thờ sẽ không giống trái cây mâm quả nhà trai đem đến. Ngũ quả ở đây thường sẽ là năm loại trái cây khác nhau, có tên gọi may mắn tượng trưng cho 5 loại mong ước: Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).

Các loại trái cây thường được chọn như: táo, nho, thanh long, mãng cầu, xoài, cam, lê. Ngoài ra, có thể chọn cặp quả Long Phụng trái cây thay cho đĩa trái cây để mang đến sự uy nghiêm cho bàn thờ.

  • Bộ tách trà

Một số gia đình Việt thường đặt thêm bộ tách trà trên bàn thờ gia tiên để dâng trà kính lễ. Đây là một nét văn hóa độc đáo, trước là dâng trà cho gia tiên, sau là dâng trà cho cha mẹ…để thể hiện sự tôn trọng, lòng thành kính và nhận sự chúc phúc từ các bậc phụ huynh trong gia đình. 

Ban thờ gia tiên ngày cưới

Dâng trà kính cha mẹ để nhận được sự chúc phúc trăm năm

Bàn thờ gia tiên ngày cưới tượng trưng cho giá trị tâm linh sâu sắc, giá trị cội nguồn nhân văn. Chính vì vậy mà phong tục thờ cúng gia tiên suốt bao thập kỷ qua vẫn luôn được truyền thừa và phát huy tốt đẹp. 

Nếu gia chủ đang muốn tìm kiếm các sản phẩm thờ cúng gia tiên ngày cưới hãy liên hệ đến Gốm Bát Tràng để nhận được tư vấn tận tình nhất. Chất lượng sản phẩm tại Gốm Bát Tràng sẽ luôn đi cùng năm tháng, tựa như lời nhắn gửi trăm năm viên mãn, bạc đầu phu thê. 

GỐM BÁT TRÀNG Hải Phòng

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ