Giật cô hồn là gì? Giật cô hồn có xui không?

18 Tháng Mười, 2022 Tác giả: Huy Thông

Tóm tắt nội dung

Phong tục “Giật cô hồn” hay “Giựt cô hồn” liệu mọi người đã hiểu hết ý nghĩa và nét đẹp của tục lệ này. Có bao giờ mọi người đặt các câu hỏi như: Giật cô hồn là gì? Giật cô hồn có xui không? Giật cô hồn có sao không?Hôm nay, hãy để Gốm Bát Tràng chia sẻ những điều cần biết về tục lệ này nhé.

1. Giật cô hồn là gì?

1.1. Giật cô hồn là gì?

Giật cô hồn hay giựt cô hồn là phong tục truyền thống đã tồn tại lâu đời của người Việt trong ngày cúng chúng sinh rằm tháng 7, là một một trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta.

Theo quan niệm dân gian, rằm tháng 7 chính là ngày âm phủ mở cửa để các vong nhân có thể lên dương gian cũng là Lễ Vu Lan- ngày báo hiếu đấng sinh thành, dưỡng dục. Vì lẽ đó, mà chúng ta vào dịp này thì thường sẽ cúng rằm tháng 7: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên và đặc biệt cúng cô hồn- lễ cúng dành cho những vong hồn vất vưởng không nhà không cửa.

Giật cô hồn hay giựt cô hồn là hành động giựt đồ cúng trên mâm lễ chúng sinh gồm bánh kẹo, bỏng ngô, khoai, sắn, mía,…. của gia chủ sau khi cúng xong.

Với tục lệ này thì cả miền Bắc và miền Nam đều diễn ra tuy nhiên trong miền Nam thường hoạt động mạnh hơn và phong phú hơn.

Theo sự quan sát của Gốm Bát Tràng thì ở miền Bắc thì thường khi giật cô hồn sẽ thường là trẻ em với trên tay túi nilon, rổ, chậu, xô còn ở miền Nam sẽ mạnh mẽ hơn người người nhà nhà sẽ xuống đường để giựt cô hồn với bao tải, lồng gà, vợt,… khi khắp phố phường Sài Gòn.

1.2. Giật cô hồn vào ngày nào trong năm

Giật cô hồn hay giựt cô hồn sẽ được thực hiện vào rằm tháng 7 hàng năm. Cụ thể là thời điểm khi các nhà đã cúng xong chúng sinh, gia chủ sẽ đem mâm cúng cô hồn ra để mọi người giật cô hồn.

Ngoài ra, thời gian cúng giật cô hồn tốt nhất là chiều tối, không nên cúng vào ban ngày thời điểm mà ánh sáng nhiều sẽ làm các vong hồn yếu không nhận được các đồ cúng lễ của gia chủ.

Giật cô hồn rằm tháng 7

Hình ảnh mâm cúng thí thực cô hồn

2. Ý nghĩa của tục cúng giật cô hồn.

2.1. Tại sao người ta lại cúng giật cô hồn.

Theo quan niệm dân gian, khi mà các vong hồn chết oan, không nhà không cửa,.. lên dương gian thì sẽ tìm người thế thân hay quấy nhiễu người dương nên trên trần mỗi gia đình sẽ làm mâm cúng cô hồn để tránh xui xẻo, những điều không may.

 2.2. Ý nghĩa của việc cúng giật cô hồn.

2.2.1. Với gia chủ.

Hầu hết, mọi người thường sẽ chỉ biết ý nghĩa của việc giật cô hồn hay giựt cô hồn là giúp xua tan vận xui, đen đủi.

Ở nhiều nơi, giật cô hồn hay giựt cô hồn diễn ra rất đông vui, linh đình đây là điều các gia chủ đều mong muốn. Vì theo quan niệm càng nhiều người giật cô hồn thì gia chủ càng may mắn.

Đồng thời mang ý nghĩa nhân văn- là bố thí giúp đỡ trẻ em, những người nghèo khổ, là hành động phát tâm công đức, làm phước.

2.2.2. Với người giật cô hồn

Vào mỗi dịp cúng cô hồn, trẻ em rất yêu thích “tiết mục” giật cô hồn hay giựt cô hồn vì sẽ được cùng nhau tranh, giật bánh kẹo, bim bim những món ăn mà trẻ em nào cũng đam mê.

Cũng từ đó mà trẻ em hiểu thêm về phong tục thờ cúng, tục giật cô hồn hay giựt cô hồn của Việt Nam. Việc giật cô hồn hay giựt cô hồn thường là trò chơi của những đứa trẻ vì người xưa tin rằng các cô hồn rất yêu và quý trẻ em nên sẽ không tức giận khi “cướp” mà còn vui vẻ hào hứng.

Còn với nhiều người đồ cúng chính là lộc, mà lấy được nhiều đồ cúng chính là lấy được nhiều lộc nên việc tranh “cướp” những món đồ cúng này cũng là cách thụ lộc vừa giúp gia chủ xua đuổi vận đen mà còn hoàn thành mục đích của gia chủ.

Giật cô hồn rằm tháng 7

Hình ảnh giật cô hồn ngày xưa

3. Giật cô hồn có xui không?

Việc giật cô hồn hay giựt cô hồn đối với gia chủ là tránh xui xẻo thì việc giật cô hồn có xui không đối với người giựt?

Câu trả lời là không xui nhé. Vì đối với người giật cô hồn thì đây là hình thức thụ lộc chứ không phải là giật của ma quỷ vì thực chất trong quá trình cúng thì ma quỷ đã thọ hưởng rồi. Họ quan niệm lấy được càng nhiều thì càng nhiều lộc và may mắn.

Do vậy, đây là việc bình thường không cần lo lắng hay tránh. Theo quan niệm dân gian, thì việc trẻ em ăn những đồ cúng này còn được phù hộ, khỏe mạnh.

Xem thêm: Rằm tháng 7: Vu Lan báo hiếu và Xá tội vong nhân có phải là một?

4. Những lưu ý khi giật cô hồn.

Phong tục giật cô hồn hay giựt cô hồn là một nét đẹp văn hóa của Việt được truyền từ đời này sang đời khác và cũng là phong tục cần được gìn giữ và phát huy.

Tuy nhiên, hiện nay một vài bộ phận biến tướng thành những trò mê tín dị đoan để lợi dụng mọi người khiến cho tục giật cô hồn hay giựt cô hồn trở nên xấu xí trong mắt nhiều người.

Việc nhiều người hám lợi, trở thành những thầy cúng “ngắn hạn” rồi những hình ảnh chen lấn xô đẩy sẵn sàng dùng những từ nghĩ sỉ vả để đạt được mục đích của mình hay khi cả gia chủ còn chưa cúng xong cũng đã bị giật cô hồn.

Giật cô hồn rằm tháng 7

Giật cô hồn rằm tháng 7

Những hình ảnh “xấu xí”, “hỗn loạn” tại một buổi Giật cô hồn

4.1. Lưu ý với những người tổ chức cô hồn.

  • Thời gian thực hiện cúng cô hồn là buổi chiều tối tránh ban ngày bởi ánh sáng mạnh và khí dương thịnh.
  • Mâm cúng chúng sinh sẽ không có đồ mặn mà chỉ nên có quần áo nhiều màu sắc, hoa quả, bánh kẹo, ngô, khoai, sắn.
  • Nên cúng trước 12h đêm rằm tháng 7 Âm lịch.
  • Thực hiện cúng chúng sinh ở ngoài sân, trước cửa chính của nhà
  • Rải muối, gạo ra sân và ngoài đường về các hướng, không đem sử dụng lại trong nhà.
  • Rải muối gạo xong mới tiến hành đốt vàng mã.

4.2. Lưu ý với người đi giật cô hồn.

  • Chỉ tiến hành giật cô hồn hay giựt cô hồn khi gia chủ đã cúng xong.
  • Không giành giật, cướp lại của những người đã cướp được đồ lễ.   

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức, thông tin bổ ích đúng không ạ? Hãy cùng điểm qua những nội dung hôm nay Gốm Bát Tràng cung cấp: Giật cô hồn hay Giựt cô hồn là gì? Giật cô hồn có xui không? Giật cô hồn có sao không? và ý nghĩa của giật cô hồn.

Gốm Bát Tràng xin kết thúc bài viết ở đây, hãy chờ đón bài viết sắp tới của Gốm Bát Tràng nhé.

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ