Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật đản

16 Tháng chín, 2022 Tác giả: Huy Thông

Lễ Phật đản là một trong những đại lễ hết sức quan trọng với người con Phật không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đây là ngày kỷ niệm sự ra đời của một đấng Tối Thượng tôn quý – Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. 

Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phật đản là gì? Kính mời mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây của Gốm Bát Tràng để có những thông tin cơ bản về ngày lễ Phật đản này nhé!

Nguồn gốc lễ Phật Đản

Đức Phật Thích Ca xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, là con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da. Ngài đản sinh vào năm 624 TCN và nhập niết bàn năm 553 TCN. Theo phái Nam tông, Ngài đản sinh vào Rằm tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên, theo phái Bắc tông, Ngài đản sinh vào 08/4 tại vườn Lâm Tỳ Ni.

Nguồn gốc Phật đản

(Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật Đản)

“Đại hội Phật giáo quốc tế năm 1950 thống nhất lấy ngày Rằm tháng tư âm lịch làm ngày chính thức kỷ niệm Phật đản. Thế nhưng Phật giáo Bắc Tông thì thường lấy mùng 8 tháng 4. Cho nên, chúng ta có cả tuần lễ Phật đản từ mùng 8 tháng 4 cho đến tận Rằm tháng tư. Có nhiều nơi thì tổ chức Phật đản hết cả tháng tư” – Thầy Thích Trúc Thái Minh chia sẻ.

Đối với hàng triệu tín đồ Phật giáo trên thế giới, ngày Phật đản được coi là sự kiện vô cùng trọng đại và thiêng liêng. Bởi Đức Phật đản sinh thì mới có đạo Phật cho chúng ta ngày nay. Vậy nên, mùa Phật đản hằng năm, những người con Phật lại cùng nhau tổ chức lễ Phật đản với nhiều cách thức khác nhau để thể hiện lòng thành kính, tri ân đến đấng Cha lành vĩ đại của muôn loài chúng sinh.

Ý nghĩa của việc tổ chức lễ Phật Đản

Sự kiện Đức Phật ra đời là duy nhất, không có hai người, không có đồng bạn, không có so sánh cũng không có cả tương tự, không có đối phần, không có ai đặt ngang bằng được. Đây là sự hy hữu, hiếm hoi vô cùng; như hoa Ưu Đàm ngàn năm mới nở một lần. Như trong kinh Phật thuyết, thời gian từ bây giờ cho đến ngày Đức Phật Di Lặc – vị Phật tương lai kế tiếp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời còn rất lâu xa nữa. Ngài ở cõi trời Đâu Suất, tuổi thọ là 4.000 năm, một năm có 360 ngày, một ngày bằng 400 năm ở trần gian. Cho nên, chúng ta tạm tính ra là phải 576 triệu năm nữa, Bồ Tát Di Lặc mới hạ sinh xuống trần gian làm Phật Di Lặc.

Nguồn gốc Phật đản

(Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật Đản)

Về sự đản sinh của Đức Thế Tôn, Thầy từng chia sẻ: “Đức Phật là sự kết tinh của tất cả những gì cao quý nhất trong vũ trụ. Ngài đã đem đến cho chúng ta bức thông điệp bất diệt về việc thiết lập một thế giới hòa bình, an lạc cho tất cả chúng sinh. Vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, an lạc cho chư Thiên và nhân loại; Ngài đã thị hiện trong hình tướng của một con người, nhằm trực tiếp giáo huấn, hướng dẫn cho loài người phương pháp tối ưu nhất để tạo dựng hạnh phúc”.

Nguồn gốc Phật đản

(Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật Đản)

Từ đó, chúng ta thấy được sự ra đời của Đức Phật Thích Ca mang một ý nghĩa vĩ đại đối với toàn nhân loại. Đức Phật đản sinh xuống cõi Sa bà của chúng ta, Ngài nâng đỡ, chỉ bày cho chúng ta đi trên con đường hướng đến hạnh phúc giác ngộ, xóa bỏ mọi khổ đau. Nhờ sự đản sinh của Ngài rất nhiều chúng sinh được giác ngộ, thâm nhập giáo Pháp của Ngài. Họ biết bỏ ác, làm lành và giúp thế giới tươi đẹp hơn.

Mùa Phật đản hằng năm, hàng triệu tín đồ Phật giáo trong niềm hoan hỷ vô bờ cùng nhất tâm tổ chức lễ Phật đản sinh với nhiều cách thức khác nhau. Việc này mang một ý nghĩa rất quan trọng và linh thiêng.

Như Thầy Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Chúng ta tổ chức Phật đản để kính mừng, kỷ niệm ngày Đức Thế Tôn ra đời cần được tuyên dương, quảng bá rộng rãi, tán dương để cho nhiều người được kết duyên với Phật Pháp. Từ họ được tiếp cận với chân lý, giải thoát, hết khổ đau; bởi Phật Pháp là con đường cứu khổ. Lễ Phật Đản không chỉ để kính mừng Phật đản còn là hoằng dương Phật Pháp đấy. Nhờ đó mà biết bao nhiêu người biết đến Phật Pháp, cho nên chúng ta phải tổ chức lễ hội Phật Đản thật lớn”.

Nguồn gốc Phật đản

(Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật Đản)

Từ tâm biết ơn vô hạn đối với tình thương vô bờ mà Ngài dành cho chúng ta và toàn thể nhân loại. Những người con Phật nguyện trọn đời đi theo bước chân Ngài trên con đường phụng sự nhân sinh, mong đem ánh sáng trí tuệ và từ bi nơi Ngài đến với thế gian, để tất cả đều được hưởng hạnh phúc và an lạc.

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ