Thờ thần tài có cúng ông công ông táo không?! Điển tích lý giả

15 Tháng Chín, 2022 Tác giả: Huy Thông

Tóm tắt nội dung

Ban thờ thần tài là nơi kết nối, cầu công danh tiền tài của gia chủ tới các bậc thần linh. Tuy nhiên, nhiều người quan niệm ban thờ thần tài thờ cả Ông Công – Ông Táo. Điển tích của điều này là gì?

1. Sự tích Thần tài và Ông Công – Ông Táo: Có thể bạn chưa biết

Thờ thần tài có cúng ông công ông táo không

Sự tích thờ thần tài, ông Công – ông Táo 

Trong văn hoá thờ cúng được truyền từ đời này sang đời khác của người dân Việt. Ngoài việc thờ gia tiên trong nhà thì người dân thường sẽ thờ thêm ông Thần tài, ông Công – ông Táo. Tục thờ 3 ông Thần có nguồn gốc bắt đầu từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam.

1.1. Sự tích Thần tài

Thần tài vị thần linh được nhà nhà người người kinh doanh buôn bán làm ăn thờ cúng. Như chính tên goi, Thần tài là vị thần giữ của, mang tài lộc may mắn của cải về cho gia chủ.

Dân gian truyền tai nhau về sự tích “Âu Minh – Như Nguyệt”, lý giải quan niệm thờ ông Thần tài.

Âu Minh là lái buôn. Được Thuỷ thần hồ Thành Thảo cho một cô nô tỳ là Như Nguyệt về nuôi, từ đó Âu Minh làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt. Như Nguyệt là hoá thân của Thần tài, nên khi ở cạnh lái buôn Âu Minh là vật phát tài lộc, may mắn.

Một ngày Tết nọ, Như Nguyệt chui vào đống rác và biến mất vì bị Âu Minh đánh. Từ đó tiền tài, của cải, công việc buôn bán của Âu Minh sa sút, nghèo xác nghèo xơ.

Thờ thần tài có cúng ông công ông táo không

Ban thờ Thần tài vật bảo bối trong mỗi gia đình kinh doanh buôn bán

Từ câu chuyện trên, người đời truyền tai nhau rằng, gia đình làm ăn kinh doanh buôn bán phải lập bàn thờ Thần tài hướng ra cửa. Thần tài giúp gia đình làm ăn phát đạt và cai quản tiền bạc, tài lộc tốt. Có thờ có thiêng để công việc làm ăn kinh doanh luôn gặp may.

1.2. Sự tích ông Công – ông Táo (Sự tích Táo Quân)

Trong tín ngưỡng người Việt có câu “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Mỗi một vị thần đều có nhiệm vụ và ý nghĩa tâm linh riêng, ông Công – ông Táo cũng vậy.

Ông Công – ông Táo có nguồn gốc từ 3 vị thần, nhiều nơi gọi là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Văn hoá thờ cúng thần linh người Việt là vị thần bếp núc, thần đất, thần nhà (2 ông 1 bà).

Thờ thần tài có cúng ông công ông táo không

Mâm cơm cúng ông Công – ông Táo ngày 23 tháng Chạp hàng năm

Người đời lưu truyền câu chuyện tình yêu Táo Quân hai ông một bà. Ba người có sự bất hòa trong tình yêu, và chết một cách bi thương. Ngọc Hoàng biết được thương cảnh, soi sáng ba người thành ba vị Táo Quân, cùng chia nhau việc gia đình để trông coi.

Với nhiệm vụ cai quản việc nhà ông Công – ông Táo đều được cúng trên ban thờ chính trong gia đình. Nhiều người cho rằng, ông Táo là vị thần cai quản việc bếp núc thì nên cúng dưới bếp, nhưng quan niệm này là không đúng.

Theo nghiên cứu tâm linh, khu vực bếp là để nấu không phải nơi thờ cúng, các vị thần cần được đặt trên ban thờ chính. Đối với các chuyên gia nghiên cứu văn hoá thì ông Táo được đặt trong bếp (bên cạnh hoặc bên trên bếp). Làm như vậy với mong muốn ước nguyệt giữ cho bếp luôn đỏ lửa, gia đình no ấm, thuận hoà.

2. Như vậy, có thể thờ ông Thần Tài và Ông Công – Ông Táo cùng nhau không?

Có không ít gia đình đặt ra câu hỏi vậy thờ ba ông cùng nhau có được không, ảnh hưởng gì không. Với các gia đình kinh doanh thờ cúng Thần tài là cầu may, cầu thịnh vượng, tài lộc phú quý giàu sang. Thờ cúng ông Công – ông Táo mang đến cho gia đình sự yên ổn, thuận hoà. Người ta hay nói rằng, dù đi xa nhà vẫn yên tâm vì có ông Công – ông Táo cánh giữ trông nom nhà cửa. 

Vị trí thờ của ông Thần Tài và Ông Công – Ông Táo trong gia đình người Việt sẽ tuỳ vào từng gia đình tách ra hay gộp chung.

Với những gia đình bình thường, không buôn bán hay mở cửa hàng thì thường sẽ thờ ba ông cùng với ban thờ gia tiên. Thờ cùng ban thờ gia tiên sẽ chia bát hương, thường là 3 bát. Thứ tự 3 bát hương là Bát hương giữa thờ Thần – Bát hương bên trái thờ ông Mãnh bà cô Tổ – Bát hương bên phải thờ gia tiên.

Các gia đình kinh doanh buôn bán thì sao? Đối với những gia đình này làm bàn thờ Thần tài là điều đương nhiên, còn cúng ông Công – ông Táo ở ban thờ thần tài tại cửa hàng, cửa tiệm thì sao?

Ban thờ Thần tài luôn phải đầy đủ tượng trưng cho tài lộc may mắn mang đến cho gia chủ

Gia đình gia chủ có cửa hàng đang kinh doanh đồ ăn thì nên cúng. Còn đối với gia đình cửa hàng buôn bán không có bếp thì không nên cúng, mà chỉ cúng tại gia như đã nói ở trên. Bởi vì cửa hàng thường thờ thần tài và thổ địa.

Mỗi một vị thần sẽ có ngày cúng lễ khác nhau. Ví dụ Thần tài sẽ có ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Gia chủ thường sẽ đi mua vàng để cầu tài lộc, may mắn, kinh doanh phát đạt.

Thờ thần tài có cúng ông công ông táo không

Đặt bàn thờ Thần tài hướng ra cửa đón tài lộc về nhà

Cúng ông Công – ông Táo thường sẽ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Tương truyền rằng, vào ngày này Táo sẽ lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng tình hình một năm dưới hạ giới.

Thờ Thần tài có cúng ông Công ông Táo luôn không sẽ tuỳ vào từng loại hình kinh doanh và từng gia chủ. Như đã giải tích ở trên, gia chủ cần hết sức lưu ý khi cúng lễ. Đối với từng trường hợp cụ thể đã được lý giả.

Bài viết mang tính chất tham khảo, gia chủ nên xin tham vấn từ người có chuyên môn trong lĩnh vực để nhận được lời tham vấn chính xác nhất! Kích chúc gia chủ và thành viên trong gia đình sức khỏe, tài lộc, may mắn. 

GỐM BÁT TRÀNG Hải Phòng

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ