Tổng quan ý nghĩa đồ thờ cúng trong mỗi gia đình người Việt

16 Tháng Chín, 2022 Tác giả: Huy Thông

Có bao giờ các bạn bộ đồ thờ đầy đủ gồm có những vật phẩm gì? Hay ý nghĩa đồ vật trên ban thờ? Trong mỗi gia đình Việt đều thường có không gian thờ cúng riêng? Hãy cùng Gốm Bát Tràng tìm hiểu về ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa cúng người Việt.

1. Văn hóa thờ cúng tại Việt Nam.

1.1. Nguồn gốc của văn hóa thờ cúng của người Việt.

Phong tục thờ cúng là nét văn hóa tâm linh có từ ngàn đời nay và luôn được gìn giữ dù trải qua nhiều thời kỳ, giai đoạn lịch sử và được lưu truyền từ đời này sang đời khác của các dân tộc Châu Á nói chung và của Việt Nam riêng.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Một ban thờ đầy đủ trong văn hóa người Việt

Trong tâm thức người dân Việt Nam từ xưa đến nay có một niềm tin về cõi dương và cõi âm luôn luôn có sự tương tác qua lại với nhau. Thờ cúng trở thành phong tục, chuẩn mực đạo đức là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh.

Ông cha ta đã có câu: “Uống nước nhớ nguồn”, người Việt ta trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên,… hay “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” từ đó mà hầu hết trong mỗi gia đình đều có những khu vực thờ cúng riêng.

1.2. Ý nghĩa của văn hóa thờ cúng tại Việt Nam.

Với niềm tin về một thế giới bên kia, việc thờ cúng là sự gắn kết, cầu nối giữa dương gian và âm thế. Với mong cầu sẽ luôn được dõi theo che chở, phù hộ. 

Việc thờ cúng quan trọng không chỉ thực hiện ý thức luôn hướng về thần linh, các bậc anh hùng, lãnh tụ có công với đất nước, tỏ lòng hiếu thảo cội nguồn mà còn là nét đẹp truyền thống, bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của con người.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Chính vì việc thờ cúng quan trọng với mỗi người dân Việt Nam nên đây thường là nơi trang nghiêm, trang trọng, thanh tịnh nhất trong ngôi nhà và cũng có những điều nên và không nên trong văn hóa này. Điển hình bạn phải hiểu được giá trị, ý nghĩa đồ vật trên ban thờ để có cách bày trí, sắp xếp sao cho đúng – đẹp – chỉn chu nhất để thể hiện được tấm lòng thành kính.

2. Bộ đồ thờ cúng gồm những gì?

2.1. Bộ đồ thờ đầy đủ.

Bộ bàn thờ đầy đủ là bộ ban thờ phù hợp với kích thước ban thờ từ 1m97 đến 2m17. Số lượng vật phẩm cũng từ 22 đến 30 vật phẩm ngoài những món đồ thờ chính không thể thiếu thì còn nhiều món đồ thờ có thể bổ sung phục thuộc vào điều kiện, quan niệm tín ngưỡng của từng gia đình.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Bộ đồ thờ đầy đủ mang nhiều ý nghĩa

2.2. Bộ đồ thờ cơ bản.

Bộ đồ thờ cơ bản phù hợp với kích thước ban thờ từ 1m97 đến 2m17 có thể đặt  được số lượng vật phẩm từ 22 đến 30 món vật phẩm đồ thờ.

 

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Ý nghĩa đồ thờ trong văn hóa thờ cúng

2.3. Bộ đồ thờ cơ bản cho ban thờ nhỏ, chung cư.

Với những gia đình có diện tích không lớn hoặc chung cư thì có thể sử dụng bàn thờ kích thước 1m53 đến 1m75 có thể đặt được số lượng đồ thờ từ 22 đến 30 món.

3. Ý nghĩa các đồ vật trên bàn thờ.

Một đồ thờ đầy đủ, chuẩn chỉnh bao gồm nhiều vật phẩm khác nhau, ý nghĩa đồ thờ cúng đều mang ý nghĩa riêng biệt.

Kích thước của mỗi vật phẩm cũng sẽ phụ thuộc vào kích thước bàn thờ của gia chủ.

3.1. Bộ tam sự

Bộ tam sự bao gồm 3 món: Lư hương và đôi hạc thờ hoặc đôi chân nến. Bộ tam sự có vai trò quan trọng không thể thiếu trên ban thờ, ẩn chứa ý nghĩa đồ thờ cúng phong thủy tâm linh trên từng món đồ.

Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất hiện nay là gốm cao cấp được ưa chuộng bởi độ bền cao, màu sắc trang trọng, phù hợp với nhiều không gian gia đình.

Việc đặt bộ tam sự giúp bàn thờ tăng thêm sự sang trọng, giá trị và ý nghĩa đồ thờ cúng.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Bộ Tam Sự có nhiều ý nghĩa đặc biệt

Lư Hương

Dùng để đốt trầm tạo mùi hương. Theo quan niệm xưa, hương thơm thể hiện lòng thành, thanh khiết, cao quý. 

Việc đốt trầm trong lư hương còn giúp không gian thờ cúng trở nên ấm cúng hơn, thanh lọc không khí. 

Theo ý nghĩa phong thủy, lư hương giúp thanh lọc không khí hóa giải hung khí tăng cát khí giúp gia chủ bình an.

Trên đỉnh lư hương thường được đặt hình tượng Nghê. Nghệ được biết là sản phẩm của tâm thức, tín ngưỡng của người Việt Nam. Nghê có dung mạo gần gũi, bình dị có tác dụng quan sát, bảo vệ, trấn trạch, tránh vận khí xấu.

Ngoài ra, là hình tượng Rồng. Rồng là linh vật đứng đầu trong Tứ Linh, được xem là linh vật của trời có quyền năng tối cao nhất vạn vật.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Lư hương có nhiều ý nghĩa trong thờ cúng

Đôi hạc thờ

Được đặt đối xứng bên cạnh lư hương, lư hương được đặt chính giữa làm tăng vẻ đẹp, sự tôn nghiêm. 

Hạc là loài chim tiên biểu tượng cho sự thanh cao, thanh khiết, sự trí tuệ và trường thọ. Được thiết kế với hình ảnh chân dài, cổ vươn cao ý nghĩa sâu xa của sự vượt khó. Thường ngâm hoa sen đứng trên lưng rùa mang đến sự phú quý.

Rùa trong văn hóa việt được xem là linh vật có ý nghĩa biểu tượng cho tuổi thọ, cho sự dũng cảm mang đến thịnh vượng.

Sự kết hợp của 2 hình tượng này được ví như: “Thọ đội thọ” có ý nghĩa là bất tử, đại diện cho công danh, sự nghiệp, bình an. Hạc tượng trưng cho trời – Rùa tượng trưng cho đất, tạo nên sự hài hòa âm dương, mang đến nguồn năng lượng tích cực.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Đôi hạc với nhiều ý nghĩa

Đôi chân nến

Chân nến được đặt ở phía bên trái là tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời. Ngược lại, chân nến đặt phía bên phải là tượng trưng cho hành âm nghĩa là mặt trăng.

Một bàn thờ có đầy đủ âm – dương, nhật – nguyệt sẽ giúp cho vạn vật được sinh sôi nảy nở, tài lộc và may mắn.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Chân nến đại diện cho âm dương

3.2. Bát Hương

Bát hương là vật phẩm đồ thờ quan trọng và không thiếu trên mỗi bàn thờ mang nhiều ý nghĩa tâm linh, là nơi quy tụ, giáng ngự của các thần thánh, hương linh, tổ tiên.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Bát hương là vật phẩm có ý nghĩa nhất trên ban thờ

Tùy vào phong tục của từng nhà, vùng miền mà cách bày trí, sử dụng khác nhau, việc sắp xếp phụ thuộc vào số lượng bát hương. Việc đặt cần thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy tắc.

  • Một Bát Hương: Có ý nghĩa chính là thờ thần thổ công, thổ địa cùng các bị thần linh, thần thành hoàng ngự ở đất đó. Thường là gia đình nhỏ, con thứ hoặc bàn thờ trong căn hộ chung cư mini, nhà trọ, phòng trọ,…
  • Hai Bát Hương: Bao gồm 1 bát hương thần linh, 1 bát hương gia tiên.
  • Ba Bát Hương: Đây là kiểu bố trí phổ biến của nhiều gia đình. Gồm bát hương của thần linh, gia tiên, bà Cô ông Mãnh.
  • Bốn Bát Hương: Gồm bát hương của thần linh, gia tiên, bà Cô ông Mãnh, thêm bát hương Phật thường danh cho gia đình Phật Tử.
  • Năm Bát Hương: Thường thấy ở các gia đình thờ cúng riêng bên nội và bên ngoại.

Bát Hương là vật phẩm linh thiêng mang ý nghĩa sâu sắc trong nền văn hóa Á Đông. Là sợi dây vô hình kết nối giữa cõi âm và dương, là nơi cầu nguyện của mỗi gia chủ. 

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Bát hương có nhiều hoa văn với nhiều ý nghĩa

Mỗi khi thắp hương gia chủ sẽ thường tưởng niệm đến ông bà, những người đã khuất, những vị thần linh, đại diện cho lời mời họ về hưởng lộc, phù hộ độ trì cho gia đình.

Lưu giữ những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Thể hiện được đạo lý trăm năm của dân tộc ta: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

3.3. Mâm Bồng

Mâm Bồng là chiếc đĩa có đế đỡ dùng để đựng hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, tiền vàng,… dâng lễ lên tổ tiên, các đấng thần linh.

Thông thường sẽ sử dụng 1 đến 3 mâm bồng tùy theo kích thước và quan niệm thờ cúng của từng gia đình mà gia chủ lựa chọn số lượng mâm bồng.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Mâm bồng rất có ý nghĩa trong thờ cúng

Thờ 1 mâm bồng sẽ được đặt trước bát hương thường để dâng mâm ngũ quả nhưng hiện nay nhiều gia đình quan tâm đến sự tùy tâm và lòng thành kính trong việc thờ cúng ông bà tổ tiên.

Thờ 2 mâm bồng đặt 2 cái đối xứng 2 bên. Thờ 3 mâm thì mâm bồng ở giữa sẽ to hơn 2 mâm bồng ngoài rìa.

Việc sử dụng mâm bồng có ý nghĩa giúp gia chủ bày tỏ được tấm lòng thành kính và sự biết ơn đến người đã khuất trong gia đình.

3.4. Chóe Thờ

Chóe Thờ là chiếc hũ có hình dạng như một chiếc thạp đựng gạo thời xưa trong mỗi gia đình. Dùng để đựng gạo, nước, muối là 3 yếu tố thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Trong tư tưởng của người Việt, “Trần sao âm vậy”, việc dùng chóe thờ đựng 3 yếu tố này với dụng ý của người trần mong sao gia đình có cuộc sống ấm no, sung túc đồng thời cũng cầu cho tổ tiên cũng đủ đầy ở thế giới bên kia.

Với mỗi ban thờ sẽ có cách bày trí khác nhau việc đặt chóe thờ cũng sẽ phụ thuộc vào điều này. 

Ban thờ Phật chỉ cần một chóe đựng nước. Ban thờ gia tiên sử dụng 2 đến 3 để đựng muối – gạo – nước hoặc gạo – muối. Còn bàn thờ thần tài chóe sẽ được đặt sau bát hương, giữa thần tài, ông địa, sắp xếp theo hình tam giác theo thứ tự là muối, gạo ở hai bên và nước ở giữa.

3.5. Kỷ nước

Kỷ nước là món đồ thờ được dùng để đựng nước sạch hoặc rượu trên bàn thờ thể hiện tấm lòng hiếu kính đồng thời cũng là biểu tượng cho sự vững chắc bền lâu trong gia đình.

Theo phong tục từ xưa đến nay, kỷ nước sẽ có số chén là lẻ, thường là 3 chén hoặc 5 chén. Kỷ nước được đặt trước mâm bồng nhằm thuận tiện cho việc thay nước và dâng nước.

Thờ kỷ 5 chén tượng trưng cho ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ hoặc ngũ thường: “nhân, lễ, nghĩa, chí, tín” thường được sử dụng cho ban thờ 3 bát hương, 3 chén chính giữa tượng trưng dâng lễ cho Thần linh, 2 chén 2 bên dâng lễ cho Gia tiên và bà Cô ông Mãnh.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Thờ kỷ 3 chén theo tín ngưỡng của người Việt khi cha mẹ mất sẽ để tang 3 năm ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục. Bên cạnh đó, cũng tùy vào kích cỡ của ban thờ mà gia chủ lựa chọn số chén trong kỷ. Thường được sử dụng cho ban thờ 1 bát hương mỗi chén thờ sẽ tượng trưng cho sự thành tâm của gia chủ dâng lên các vị Thánh thần tại khu vực sinh sống.

Đặc biệt, cần chú ý là phải thường xuyên thay nước và sử dụng nước sạch cho kỷ nước.

3.6. Lọ Hoa

Lọ hoa thông thường sẽ được đặt bên trái (hướng Đông), dùng để cắm hoa trang trí trên ban thờ góp phần xua tan không gian u tối, lạnh lẽo, tô điểm thêm vẻ đẹp tươi sáng, thuần khiết.

Có thể thờ 1 hoặc 2 lọ hoa tùy vào điều kiện và phong tục vùng miền. Nếu thờ 2 lọ hoa thì một lọ cắm hoa, một lọ cắm cành lộc và được đặt ở 2 bên.

Lọ hoa đặt trên bàn thờ lưu giữ và hội tụ những sinh khí tốt đẹp của trời đất, mang đến nhiều may mắn, phước lành, thịnh vượng và tài lộc trong cuộc. Đây cũng là một trong những món đồ quan trọng trên ban thờ của người Việt Nam tại nên sự uy nghiêm và trang trọng cho không gian thờ.

3.7. Tiểu lộc bình

Tiểu lộc bình có hình dáng như một chiếc lộc bình nhưng có kích thước nhỏ hơn, có dáng cao, dai, miệng loe – cổ thắt – bụng phình.

Nhìn chung, đặt tiểu lộc bình trong không gian thờ cúng thể hiện sự cao sang, trang trọng với những tích vẽ được khắc họa tinh xảo. Loại bình này thường được dùng để cắm hoa tươi hay cành đào, sen gỗ,…

Theo nhiều quan niệm thì nên đặt một đôi lộc bình hai bên bàn thờ để tạo thế đối xứng, “song cát”. Tiểu lộc bình được bày trí với ý nghĩa kích hoạt, thu hút tài lộc, mang lại những điều cát tường, sự giàu sang, phú quý cho gia chủ.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

Khi được kết hợp với các vật phẩm đồ thờ khác, tạo thành trận đồ ngũ hành tinh tú trên bàn thờ, giúp ban thờ “tụ khí, sinh tài” đem đến lộc tài, bình an.

3.8. Ống Hương

Ống hương là vật phẩm sử dụng để đựng hương – nhang trên ban. Ống đựng hương được đặt ở phía ngoài ban thờ, thể hiện sự ngăn nắp, quy củ và lòng thành kính nhất.

Là vật phẩm quan trọng giúp ban thờ được đầy đủ các vật dụng, tạo nên sự hài hòa trong âm dương. Giúp tăng thêm vẻ đẹp, sự trang trọng cho bàn thờ của gia đình.

3.9. Bát, Đũa Cúng

Bát, đũa cúng được xem là vật phẩm thiết yếu trên mâm cơm cúng. Số lượng thường sẽ là 6 bát và 6 đũa tương ứng cho một mâm cơm.

Bát thờ dùng để đựng cơm trắng dâng lên gia tiên vào các ngày giỗ chạp, Rằm hay lễ Tết. Tùy vào từng vùng miền, cách bày trí sẽ có sự khác nhau nhưng đa phần sẽ được đặt ở giữa lọ hoa hay chân đèn dầu.

Đũa thờ luôn được đặt cùng bát cúng, hình quạt hoặc ngày giỗ đũa thường được cắm đứng thẳng trên bát cơm. Đũa thờ không nên sử dụng chung với đũa ăn, đũa thờ khi không sử dụng có thể cất gọn trên ban thờ.

Việc sử dụng bát, đũa cúng có ý nghĩa thể hiện sự gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

3.10. Bộ ấm trà cúng

Là bộ ấm trà bao gồm 1 ấm và 3 chén hoặc 5 chén. Vì là đồ thờ nên cần chuẩn bị và sử dụng riêng tránh dùng chung với các bộ ấm chén khác trong gia đình. Nhằm thể hiện sự chu đáo, tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, giúp không gian thờ trở nên trang trọng.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

3.11. Nậm Rượu

Nậm rượu được dùng để đựng rượu dâng lên thần thánh, gia tiên do đó phải đảm bảo phải là rượu sạch, tinh khiết chưa được sử dụng qua. Khi sử dụng nậm rượu sẽ giúp nghi lễ thêm trang trọng, đầy đủ, thể hiện được tín ngưỡng cũng như tấm lòng.

Ngoài ra, còn mang đến tài lộc vì được thiết kế như một chiếc bình hút lộc. Giúp hóa giải hung khí, điềm ác hóa cát lợi.

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa người Việt

3.12. Đèn Dầu

Đèn dầu là vật phẩm luôn được đặt ở vị trí ưu tiên trên bàn thờ vì là nơi để “giữ lửa” và lấy lửa để thắp hương . 

Đèn dầu vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng trong thế giới tâm linh – phong thủy vì trên ban thờ nên hội tụ đủ ngũ hành giúp cân bằng và kích hoạt nguồn tài khí tài lộc.

Là sợi dây vô hình kết nối giữa thế giới âm – dương, giúp xua tan đi sự lạnh lẽo làm không gian thờ cúng trở nên ấm cúng hơn.

3.13. Chân nến

     Chân nến được dùng để cắm và thắp nến trên bàn thờ.

3.14. Đĩa Trầu

Có công dựng để trầu cau trong những nghi lễ thờ cúng các dịp mùng 1, rằm, lễ Tết,…

3.15. Đốt trầm

Giúp không gian thờ tự trở nên ấm cúng, thanh tẩy không khí.

4. Cách bài trí đồ thờ ý nghĩa và chuẩn phong thủy.

  • Bộ Tam Sự: Lư hương đặt sau bát hương. Đôi chân nến hoặc đôi chim hạc sẽ để 2 bên đối xứng với lư hương.
  • Bát Hương: Được đặt ở trung tâm bàn thờ, trước bộ tam sự. Nếu thờ 3 bát hương thì bát ở giữa sẽ to hơn và đặt ở vị trí cao hơn 2 bát kia.
  • Mâm Bồng: Được đặt ở ngay trước và 2 bên bàn thờ. Nếu thờ 2 mâm bồng thì mâm bồng để quả đặt hướng Tây còn để hoa đặt hướng Đông theo quy tắc Đông Bình – Tây Quả.
  • Chóe thờ: Thường được đặt trước bát hương và sau mâm bồng. sắp xếp theo hàng ngang hoặc hình tam giác.
  • Kỷ nước: Được đặt trước mâm bồng.
  • Lọ hoa: Nếu thờ 1 lọ thì đặt phía bên trái theo nguyên tắc Đông Bình – Tây Quả. Thờ 2 lọ hoa thì đặt 2 bên cân xứng với ban thờ.
  • Tiểu lộc bình: Nên đặt theo hướng bên trái, đặt sát vào phía tường để tránh rơi vỡ. 
  • Ống hương, bát – đũa cúng, bộ ấm trà cúng, nậm rượu, đĩa trầu, đốt trầm: Đặt phía ngoài bàn thờ.
  • Đèn dầu: Nếu chỉ có 1 cây đèn dầu thì để đặt bên phải hoặc bên trái chếch lên so với mâm bồng. Nếu để đôi đèn thì cần đặt cân xứng 2 bên và kéo hẳn về phía 2 cạnh của bàn thờ.

5. Những điều cần lưu ý để giữ ý nghĩa của đồ thờ cúng.

5.1. Những điều chú ý phải làm.

  • Đồ thờ là những vật phẩm thiêng liêng cần được chăm sóc chu đáo, bày trí cẩn thận.
  • Trong trường hợp, đồ thờ bị nứt, sứt mẻ cần được thay đồ mới không sử dụng đồ bị lỗi. Với những vật phẩm đồ thờ đi theo cặp hay theo bộ thì cần thay toàn bộ.
  • Bài trí và bày biện sao cho đúng nguyên tắc nhưng vẫn phải ngăn nắp. 
  • Thường xuyên lau dọn, vệ sinh sạch sẽ, với kỷ nước thì thay nước thường xuyên và thay bằng nước sạch.
  • Đồ mới khi mua về cần được bao sái trước khi dâng lên bàn thờ.
  • Các vật phẩm đồ thờ phải có kích thước tương đương, đồng đều phù hợp với ban thờ.
  • Bát hương, chân nến, lọ hoa phải cân đối với nhau. Những đồ đi theo cặp thì cần đặt đối xứng.

5.2. Những điều kiêng kị.

  • Không được đặt bất cứ đồ vật nào không liên quan đến thờ cúng lên bàn thờ.
  • Không nên đặt đồ giả như bánh kẹo, hoa quả giả để dâng lên ban.
  • Khi rút chân hương hay các đồ thờ hỏng tuyệt đối không bỏ vào thùng rác những nơi ô uế.
  • Đối với bát hương tránh xê dịch, không sử dụng men màu vàng vì màu vàng thường chỉ dùng cho hoàng đế, các vị thần. 
  • Trong bát hương nên sử dụng tro sạch đốt từ rơm rạ phủ đầy lòng bát hương. Quan trọng nhất trong là cốt bát hương tránh đựng cát.
  • Tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào
  • Tránh thay đổi vị trí đồ thờ thường xuyên.

6. Ý nghĩa của bộ đồ thờ cúng Gốm sứ Bát Tràng.

Bộ đồ thờ cúng Gốm sứ Bát Tràng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc thể hiện được sự đẳng cấp – lòng thành kính của gia chủ với gia tiên, các vị thần linh,…

Là một trong những dòng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường bởi nguồn gốc lâu đời đi kèm cùng chất lượng luôn đi đầu, mẫu mã cũng luôn được theo xu hướng nhưng vẫn giữ được bản sắc vốn có. 

Kết hợp đầy đủ các yếu  tố ngũ hành tạo trạng thái cân bằng phong thủy tại phòng thờ. Mang trong mình tinh hoa vũ trụ, trời đất, mọi vật phẩm đều được làm từ cái tâm của người nghệ nhân.

Tất cả đem lại không gian thờ cúng sang trọng, quyền quý giúp gia chủ trấn trạch, an gia mang lại tài lộc, may mắn.

7. Mua bộ đồ thờ cúng ở đâu?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp đồ thờ cúng nhưng nếu bạn đang muốn chọn mua các vật phẩm thờ cúng chất lượng, đa dạng mẫu mã, chất liệu hay giá thành chuẩn thì đừng bỏ qua Gốm Bát Tràng. 

Với nhiều năm kinh nghiệm, các sản phẩm được kiểm duyệt hoàn thành từ những người nghệ nhân có tay nghề cao chúng tôi hoàn toàn tự tin có thể hỗ trợ bạn có một bàn thờ đầy đủ các vật phẩm tâm kinh theo đúng tâm nguyện của mọi người.

Ngoài về những yếu tố kể trên chắc chắn các bạn sẽ phải ấn tượng bởi đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, có trình độ am hiểu sâu về đồ thờ cũng như ý nghĩa đồ vật trên ban thờ. 

Hãy ghé tới các cơ sở của Gốm Bát Tràng để trải nghiệm chất lượng và dịch vụ nhé.

Cơ sở 1: 266D Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng.

Cơ sở 2: 396 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng.

Cơ sở 3: 18 Đường tỉnh 351 Thị trấn An Dương, An Dương, Hải Phòng.

Tác giả: Huy Thông
Chuyên viên tư vấn tại Gốm Bát Tràng.
Liên hệ