Nên lập bàn thờ Thần Tài vào ngày nào đại cát đại lợi?
Tóm tắt nội dung
Ngày lành tháng tốt đóng vai trò quyết định trong các sự kiện quan trọng của người Việt. Vậy nên việc lập bàn thờ thần tài vào ngày nào có ảnh hưởng rất lớn đến vận may kinh doanh và tài lộc của gia chủ.
1. Xem ngày tốt để thỉnh hoặc lập bàn thờ Thần Tài – Ý nghĩa?
Xem ngày tốt để thỉnh hoặc lập bàn thờ Thần Tài là để hạn chế những xui rủi xảy ra vào những ngày đại kỵ, tránh mạo phạm đến các chư vị thần linh.
Mặc khác còn tạo điều kiện cho những khởi đầu mới diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Từ đó, công việc kinh doanh, vận may của gia chủ dễ dàng thăng tiến và khởi phát hơn.
Thông thường các ngày tốt để thỉnh hoặc lập bàn thờ Thần Tài là ngày vía thần tài (mừng 10 tháng giêng) hoặc mùng 10, mùng 1, ngày rằm hằng tháng. Đây được xem là các mốc thời gian tốt cố định thích hợp diễn ra các sự kiện liên quan đến tâm linh.
Chọn giờ lành tháng tốt để thỉnh Thần Tài giúp đem lại may mắn cho gia chủ
Các khung giờ tốt để thỉnh Thần Tài – Thổ Địa
Các khung giờ Tốc Hý, Đại An, Tiểu Cát tốt đẹp dễ tiến hành thủ tục thỉnh hoặc lập bàn thờ vì đây là những mốc thời gian đại cát đại lợi, dễ có tin vui, công việc may mắn và dễ gặp quý nhân.
- Ngày Tốc Hý: 9h-11h, 21h-23h. Xuất hành buổi sáng tốt hơn buổi tối. Nếu cầu tài thì đi hướng Nam. Đây là khung giờ dễ gặp tin vui, điềm lành, mọi việc đều hanh thông, may mắn.
- Ngày Đại An: 5h-7h, 17h-19h. Những ai cầu tài, xuất hành thuận lợi, bình yên thì đi vào các khung giờ này theo hướng Tây Nam.
- Ngày Tiểu Cát: 1h-3h, 13h-15h. Gia đạo yên ấm, bình an, nhiều sức khỏe.
2. Thủ tục lập bàn thờ Thần Tài
Sau khi đã xem ngày giờ tốt lành thuận lợi sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục lập bàn thờ Thần Tài mới.
2.1. Chuẩn bị lễ vật gì?
- 1 lọ cắm hoa tươi. Chọn hoa tươi có hương thơm và ý nghĩa tốt lành.
- 1 mâm trái cây ngũ quả.
- 5 cây nhang.
- 1 hũ rượu. Khi cúng xong, đứng ngoài nhà rưới rượu vào trong nhà để đem lộc vào.
- 2 cây nến hoặc đèn dầu.
- 1 bộ giấy tiền vàng mã.
- 1 bộ tam sên gồm hột vịt, ba rọi, tôm.
Lưu ý, có thể thay bộ tam sên bằng bánh ngọt, bánh chay để cúng Thần Tài – Thổ Địa hàng tháng.
Sẵm lễ thỉnh Thần Tài – Thổ Địa
2.2. Nên thỉnh Thần Tài – Ông Địa ở đâu?
Theo nhân gian lưu truyền, Thần Tài – Thổ Địa phải được thỉnh về nhà trước rồi mới được tiến hành thờ cúng.
Thường thì gia chủ có thể thỉnh Thần Tài – Thổ Địa ở bất cứ chùa nào, miễn sao nơi đó có sư thầy thừa nhận, làm lễ khai quan nhãn điểm là được.
Gia chủ có thể mua tượng Thần Tài – Thổ Địa ở các cửa hàng rồi đem lên chùa nhờ sư thầy làm phép, chúa nguyện nhập thần.
2.3. Cách thỉnh Thần Tài – Thổ Địa?
Một điều quan trọng để mọi việc thờ cúng tốt lành chính là thỉnh hai ông Thần Tài – Thổ Địa đúng cách. Vì vậy gia chủ hãy làm từng thủ tục theo các bước sau.
- Khi thỉnh Thần Tài – Thổ Địa phải dùng giấy đỏ hoặc hộp sạch bảo quản tượng Thần Tài – Thổ Địa.
- Đem tượng lên chùa nhờ các sư thầy làm lễ “Chú nguyện nhập thần” rồi chọn ngày lành tháng tốt đem thần tài về an vị.
- Rửa tượng bằng nước lá bưởi, rượu gừng, nước ngũ vị hương với 5 loại lá…
- Dùng khăn sạch lau khô, lau nhẹ nhàng, sau đó đặt lên bàn thờ.
- Bày biện đồ cúng đã chuẩn bị rồi tiến hành thắp hương, khấn vái, xin phép hai ông về nhà mới.
Nhờ sư thầy làm lễ chú nguyện nhập thần
Văn khấn thỉnh Thần Tài Thổ Địa
Nam mô A Di Đà Phật! 3 lần
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
Con kính lạy Thổ Địa Thần Tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này, cùng gia tiên trong tộc.
Tín chủ con là…… Ngụ tại……… Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Chúng con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả. Và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! 3 lần
Lưu ý: khi khấn phải thành tâm, tập trung, tránh lan man, qua loa, giỡn hớt sẽ đắc tội thần linh.
3. Các lưu ý khi lập bàn thờ Thần Tài
Một số lưu ý quan trọng gia chủ cần phải nhớ để làm đúng thủ tục thờ cúng như sau:
- Đã thỉnh Thần Tài – Thổ Địa thì không thể cho hay biếu.
- Luôn thành tâm khấn vái, cầu nguyện bằng lòng thành.
- Khi lựa chọn khám thờ nên xem kỹ có vết nứt hay không để tránh xui xẻo.
- Chú ý xem mặt tượng hai ông có bị bể hay nứt không.
- Nên chọn tượng mặt hiền lành, vui tươi, da hồng hào để thờ cúng.
- Nên lau dọn, giữ gìn không gian thờ cúng sạch sẽ mỗi ngày.
- Khi đặt cóc ngậm tiền nên nhớ sáng quay cóc ra, tối hướng cóc vào.
- Không thờ Quan m chung với Thần Tài – Thổ Địa.
- Nếu dùng đồ thờ cúng bằng gốm sứ, nên dùng rượu để lau rửa trước khi sử dụng.
- Đặt bàn thờ dưới đất, hướng ra cửa lớn, nơi nhiều ánh sáng, dễ quan sát, nơi có nhiều người qua lại và đặt ở vị trí đắc địa trong nhà chính.
Một số lưu ý khi cúng Thần Tài – Thổ Địa
Nếu gia chủ là người kinh doanh và tin tưởng tâm linh thần Phật, đừng bỏ qua các thủ tục trên đây khi thờ Thần Tài – Thổ Địa. Và để chắc chắn hơn gia chủ có thể tham vấn chuyên gia phong thủy, các sư thầy giàu kinh nghiệm để xem lập bàn thờ Thần Tài vào ngày nào tốt khai cung tài vận, giàu sang nhé.
——————
GỐM BÁT TRÀNG HẢI PHÒNG
- Hotline: 0982118885 – 0225 6528 668
- Xưởng sản xuất: Xóm 5 Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Showroom 1: 266D – Trần Nguyên Hãn – Lê Chân – Hải Phòng
- Showroom 2: 396 Lạch Tray – Hải Phòng
- Showroom 3: Số 18 Đường tỉnh 351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng
- Facebook: GỐM BÁT TRÀNG
- Website: GOMBATTRANG.VN